Bài: Huy Phương/Người Việt
H́nh: Tư liệu của gia đ́nh ông Bảo Ân
Gian nan những chuyến đi
Khoảng cuối năm 1975, bà Phi Ánh vào Ṭa Đại Sứ Pháp tại Sài G̣n, yêu cầu xin cho toàn gia đ́nh (gồm cả chồng, con riêng và con của cựu hoàng) được đi Pháp. Ít lâu sau, qua ông đại sứ Pháp, Cựu Hoàng Bảo Đại chỉ chấp thuận cho bà Phi Ánh và hai con sang đoàn tụ và ṭa đại sứ đă nhanh chóng cấp Laissez-Passer cho bà Phi Ánh, Phương Minh và Bảo Ân. Tuy nhiên, Phương Minh đă có thời gian sống ở Pháp, nói rằng đời sống ở Pháp rất khó khăn, và tuy v́ t́nh thương con, cựu hoàng thật ra không đủ khả năng bảo trợ nuôi dưỡng ba người. Mặt khác gia đ́nh của bà Phi Ánh không thể chia cắt như thế, và Bảo Ân cũng không thể bỏ vợ con ở lại, nên chuyện ra đi không thành.
Ông Bảo Ân và Thứ Phi Mộng Điệp trước tranh vẽ Cựu Hoàng Bảo Đại (Paris 2004).
Năm 1978, người chồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thành công, gửi giấy bảo lănh về, nhưng lúc ấy Bảo Ân đă có gia đ́nh, không đủ điều kiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bà Phi Ánh mắc bệnh ung thư và qua đời năm 1984.
Năm 1985, bà Phương Minh và các con riêng của bà Phi Ánh đi định cư ở Mỹ.
Măi đến năm 1992, gia đ́nh ông Bảo Ân được gia đ́nh bên vợ bảo lănh, sang Mỹ và định cư tại quận Cam từ đó đến nay. Những năm đầu tiên, cũng như bao nhiêu người mới sang khác, bà Bảo Ân phải ngồi shop may suốt ngày, ông làm trong một hăng in áo T-shirt và về sau sang làm cho một hăng Nhật chuyên sản xuất CD tại Garden Grove.
Con trai ông Bảo Ân, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Đại, Nguyễn Phước Quư Khang tốt nghiệp UCI về ngành thương măi và hiện làm cho một công ty ngoại quốc ở Sài G̣n.
Xây mộ cho phụ hoàng
Gia đ́nh Bảo Ân đến Mỹ năm 1992 nhưng v́ thất lạc hồ sơ nên đến năm 2005 gia đ́nh mới có quyền công dân. Cầm passport trong tay, quốc gia đầu tiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm mộ cha, điều mà ông mơ ước từ lâu, nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Ông Bảo Ân đă liên lạc với một người bạn ở Paris là Đặng Văn Phụng, nhờ vợ chồng người này đi xem thử t́nh trạng ngôi mộ của Vua Bảo Đại hiện nay tại nghĩa trang Passy thuộc hạt Trocadero Paris 16e ra sao. Theo lời kể của ông Bảo Ân, người bạn này suốt một ngày đi t́m, đọc hết các tấm bia mộ mà không không thấy, nghi ngờ rằng cựu hoàng không được chôn cất tại đây. Ông Bảo Ân gợi ư cho người bạn là nên đi t́m người gác nghĩa trang để hỏi, mặc dầu với bản sơ đồ trong tay, cuộc t́m kiếm cũng không kết quả. Một lần khác, trong khi đang đứng gần ngôi mộ của cựu hoàng, người bạn này t́nh cờ gặp và hỏi một người cảnh sát già về ngôi mộ của “Sa Majesté Bảo Đại,” th́ ông này chỉ ngay vào ngôi mộ gần đó. Đó là một ngôi mộ không có bia, không khắc tên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măng sần sùi, với mấy chậu hoa đă quá cũ kỹ qua thời gian. Người bạn của anh nh́n xuống ngôi mộ mà bật khóc. Nơi yên nghỉ của một ông vua mà như thế này sao?
Ông Bảo Ân hồi tưởng: “Nghe anh kể mà tôi khóc nức nở, thật là tội nghiệp cho cha tôi, cha nằm đó lạnh lẽo như một kẻ vô danh đă 8 năm rồi, không ai biết để thắp một nén nhang cho cha ấm ḷng.”
Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha.
Nghĩa trang Passy ở Paris là một nghĩa trang nổi tiếng được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôn cất nhiều nhân vật lừng danh của thế giới như tài tử phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà văn Virgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ Edouard Manet (1832-1883,) người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault (1872-1903,) Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)... Cũng theo lời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Đại không tiền và cũng không có thế lực để được chôn cất tại đây, đây là phần mộ của một thương gia giàu có ở Paris, rất kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đời đă hiến phần đất này cho ngài.
Về việc xây mộ cho Cựu Hoàng Bảo Đại, khi ông từ trần ở Paris, chỉ có người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháp lư, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú c̣n sống mới có quyền xây mộ cho ngài.
Theo sự hiểu biết của ông Bảo Ân, bà Thứ Phi Mộng Điệp và các con tuy có tiền nhưng lại không muốn giao cho bà Monique xây mộ. Lúc sinh thời, Thái Tử Bảo Long không làm được, gia đ́nh bên các công chúa không làm được, phía Nguyễn Phước Tộc cũng không làm được v́ không có sự đồng ư của bà Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại cho bà Monique một số tiền để xây mộ nhưng không có kết quả... Nhiều người giàu có muốn xây mộ cho Vua Bảo Đại để lấy tiếng cũng bị bà Monique cản trở.
Ông Bảo Ân rất xúc động và đau ḷng khi nghe người bạn từ Paris mô tả những ǵ về ngôi mộ này, nên muốn nhờ người bạn đi kiếm người làm một tấm plaque khắc tên Vua Bảo Đại đặt trên ngôi mộ và sau này có thể xúc tiến việc xây mộ cho ngài. Người bạn t́m đến ông Nguyễn Duy Hiệp, một người Việt, có dịch vụ chuyên lo về thủ tục mai táng của thành phố Paris. Ông này khi nghe nói đến có một người con cựu hoàng hiện ở Mỹ có quan tâm đến ngôi mộ, ông rất cảm kích và ngỏ ư ông sẽ liên lạc với bà Monique để có thể tiến hành việc xây mộ. Ông Nguyễn Duy Hiệp giải thích là bà Monique có nhờ ông quyên tiền để xây mộ cho cựu hoàng, nhưng trong ba năm, ông chỉ nới quyên được 1,200 Euros, vậy nếu “Mệ” Bảo Ân có khả năng làm được, “th́ mời sang Paris, chúng ta sẽ bàn tiếp”.
Một chủ công ty mộ bia ở Paris là ông Cridel thấy hoàn cảnh của Cựu Hoàng Bảo Đại đáng thương nên đă gặp bà Monique, và điều đ́nh với bà, nếu bà bằng ḷng th́ ông sẽ thực hiện bản vẽ và ông sẽ giúp 50% phí tổn xây cất. Ông Nguyễn Duy Hiệp cũng góp lời thuyết phục, cuối cùng bà Monique đồng ư và giao cho ông Hiệp gây quỹ trong bà con cộng đồng Việt Nam.
Ông Bảo Ân và con trai, Quư Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Đại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.
Gây quỹ
Tốn phí cho công tŕnh xây mộ ước tính ban đầu là khoảng 25,000 Euros. Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy Hiệp quyên được 3,000 và cá nhân ông đóng thêm 1,000, chùa Tịnh Độ đóng góp 1,000, các vị đạo hữu Cao Đài cho được 400. Số tiền c̣n lại do các vị trong cộng đồng Việt Nam đóng góp. Xúc động nhất là có 1 cháu gái gởi tới 5 Euros kèm theo bức thư đại ư là cháu c̣n đi học không có nhiều tiền nhưng thấy thương ông vua của ḿnh quá nên xin được đóng góp để xây mộ cho ngài. Như vậy c̣n thiếu khoảng 9,000 Euros cho nên việc xây mộ đă chờ đợi hơn 3 năm nay rồi mà không thực hiện được.
Sau sự tường tŕnh của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứa sẽ cung cấp số tiền c̣n lại. Ông Bảo Ân cũng cho chúng tôi biết, qua Mỹ phải làm ăn vất vả, không có tiền, tuy vậy ông đă “cà” tất cả thẻ “credit” ông có mới có đủ tiền xây mộ cũng như trang trải tốn phí cho những chuyến đi sang Pháp.
Năm 2005, ông Bảo Ân qua đến Pháp, việc đầu tiên là đến gặp ông Cridel để xem bản vẽ, để xem có cần sửa chữa ǵ không? Ghi khắc tên tuổi của cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Để khắc chữ bằng vàng trên bia mộ, phải tốn thêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique chấp thuận, ông Cridel sẽ cho xúc tiến xây mộ ngay lập tức, và khi nào hoàn tất, ông sẽ báo cho ông Bảo Ân trở qua Pháp để tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu cho cựu hoàng.
Khi được thông báo công việc êm xuôi, cuối năm 2006, ông Bảo Ân trở lại Paris. Ông “chạm trán” bà Monique tại phần mộ của cựu hoàng. Bà Monique nổi tiếng là khó khăn, câu nói đầu tiên của bà Monique khi nhận ra Bảo Ân là “mắng” ông sao sang Paris mà không đến thăm viếng bà theo phép lịch sự, trong khi đó lại đến thăm bà Mộng Điệp. Ông Bảo Ân đành lấy lư do ông không rành tiếng Pháp và không biết đường sá.
Bà Monique cũng than phiền là các con Vua Bảo Đại “làm phiền bà quá nhiều!”
Việc ông Bảo Ân xây được mộ cho cựu hoàng cũng là do duyên định, h́nh như vua cha dành cho ông vinh dự này v́ gần 10 năm nay, không ai có thể thuyết phục được bà Monique để cho họ xây mộ của Vua Bảo Đại, trong khi chính bà lại không có tiền hay không muốn xây mộ.
Bốn chữ “Bảo Đại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ.
Ngoài các ḍng chữ do ông Bảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique đă quyết định là khắc thêm h́nh ảnh kim khánh bốn chữ “Bảo Đại Sắc Tứ”(*) khắc trên tấm bia, mà có lẽ những người làm bia mộ, không ai biết ư nghĩa của nó.
Trước ngày khánh thành, ông Bảo Ân cho bà Monique hay là ông sẽ đem lá cờ vàng ba sọc đỏ vào treo trước ngôi mộ, v́ đây là lá cờ ngày 2 Tháng Sáu năm 1948, chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Đại (với Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân) đă chính thức dùng làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Cuộc thương thảo bất thành v́ bà Monique không bằng ḷng và de dọa sẽ gọi cảnh sát can thiệp nếu ông Bảo Ân đem lá cờ VNCH vào lễ khánh thành.
Con trai của cựu hoàng phản đối bằng cách không đến tham dự lễ khánh thành ngôi mộ của cha, và bài diễn văn soạn sẵn, với tư cách là đại diện của gia đ́nh Vua Bảo Đại, để cám ơn các quan khách và hội đoàn người Việt tại Paris, sẽ không bao giờ c̣n cơ hội để đọc nữa.
Ngày khánh thành mộ cựu hoàng có đủ các chức sắc thành phố, các hội đoàn người Việt ở Paris, nhưng lại vắng bóng các “Mệ” con của Vua Bảo Đại, ngoài lư do trên của Bảo Ân, không ai muốn gặp mặt bà Monique. Ông Bảo Ân cho biết lư do, nếu ai đến, tức là đă công nhận bà Monique trong vai tṛ người vợ chính thức của nhà vua, đó lại là điều tất cả mọi người không ai muốn.
___
Kỳ tới: Sau khi bị truất phế, tài sản của toàn gia đ́nh Quốc Trưởng Bảo Đại (kể cả vợ không hôn thú) và của các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Đệ đều bị tịch thu. Thân mẫu của Quốc Trưởng Bảo Đại, Đức Từ Cung phải dọn ra khỏi Cung An Định.
Ghi chú:
(*) Theo nhà biên khảo Vơ Hương An, 4 chữ “Bảo Đại Sắc Tứ” khắc trong kim khánh trên bia của lăng Vua Bảo Đại tại nghĩa trang ở Paris, nh́n th́ đẹp nhưng không có nghĩa. Hai chữ sắc tứ (hay có khi là ân tứ) được dùng khi vua ban thưởng một vật ǵ đó cho bầy tôi; ở đây, Vua Bảo Đại đă là vua rồi th́ không viết “Bảo Đại Sắc Tứ” được. Nếu muốn trang trí th́ nên ghi “Bảo Đại Hoàng Đế”.
Trong bài báo này chúng tôi dùng tiếng “mộ” để chỉ nơi an nghỉ của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nhưng theo sách vở triều Nguyễn, mộ của Hoàng Đế, Hoàng Hậu, Thái Hậu được gọi là “lăng,” c̣n ngoài ra, dân thường và quan lại, dù đến nhất phẩm triều đ́nh cũng chỉ được gọi là “mộ.”