Điều ǵ đă làm cho hồ nước này lại có màu đỏ như máu?
Hồ Natron là một
hồ nước muối nằm ở phía Bắc Tanzania, gần biên giới Kenya. Ẩn ḿnh giữa những ngọn núi lửa, hồ Natron nằm tại điểm thấp nhất của thung lũng Great Rift với độ cao chỉ là 600m trên mực nước biển. Tại vị trí độc đáo này, Natron là một trong những hồ nước muối đa sắc, rực rỡ nhất thế giới.
Nguồn nước của hồ được lấy từ ḍng sông Ewaso Ng'iro ḥa lẫn với nguồn nước nóng giàu chất khoáng bên dưới ḷng đất. Nước hồ khá nông, chỉ dưới 3m và chiều rộng của nó thường thay đổi dựa theo mực nước.
Sự thay đổi thường xuyên này xảy ra do mức độ bốc hơi vào mùa khô. Việc này để lại nồng độ lớn các loại muối và chất khoáng cô cạn dưới ḷng sông, đặc biệt là natri cacbonat (natron).
Khu vực xung quanh hồ rất nóng, khô, bụi bặm, không thuận lợi cho những chuyến du lịch. Tuy nhiên, nếu quyết định đến thăm Natron, bạn sẽ được thưởng thức một trong những phong cảnh ấn tượng nhất Tanzania.
Hồ Natron được đặc trưng bởi nước màu đỏ máu, xuất hiện nhiều ở những nơi có tỷ lệ bốc hơi cao. Với diện tích bề mặt lên tới 1.300km vuông, nước hồ không có lối thoát nào khác ngoài bốc hơi.
Lượng mưa trung b́nh ở đây rất ít, trong đó phần nhiều là những cơn “mưa ma”. Đó là hiện tượng mà những giọt nước mưa bốc hơi ngay sau khi rơi xuống, thậm chí chưa kịp “gặp mặt” hồ. Theo tính toán, mức độ bốc hơi ở đây cao gấp 8 lần lượng mưa. Chính đặc điểm này đă tạo ra màu đỏ đặc trưng cho hồ.
Khi nước bốc hơi, độ mặn trong hồ tăng lên, tạo điều kiện cho những sinh vật thích sống trong môi trường mặn phát triển mạnh. Những vi sinh vật ưa mặn thường thuộc chủng Cyanobacteria, bao gồm cả những con vi khuẩn lam - loài sinh vật có thể tự nuôi sống ḿnh bằng cách quang hợp như thực vật.
Chủng vi khuẩn này đă biến nước hồ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ thẫm, ở những nơi cạn hơn thường có màu vàng cam. Phía trên của mặt nước là nơi có màu đậm đặc nhất bởi lẽ các loài vi khuẩn này tập trung chủ yếu trên mặt nước.
Khi hồ ngập tràn với nước được làm nóng bởi dung nham từ dưới ḷng đất, nhiệt độ của nơi này có thể lên đến 60 độ C - một mức nhiệt chết người.
Mức nhiệt độ trung b́nh ở hồ Natron khá cao (khoảng 41 độ C) cùng với độ mặn lớn nên Natron không phải là môi trường sống thuận lợi cho các loài động vật hoang dă. Tuy nhiên, nơi này lại là ngôi nhà lớn của chim hồng hạc và loại tảo đặc hữu.
Hồ Natron là địa điểm kết đôi thường xuyên duy nhất của 2,5 triệu con chim hồng hạc Lesser trên toàn Đông Phi. Loài chim xinh đẹp này trên thực tế đă được xếp vào danh sách động vật gặp nguy hiểm bởi chính thói quen "chọn chỗ ghép đôi" của ḿnh.
Chỉ quen t́m “một nửa” tại một địa điểm nhất định đă khiến số lượng hồng hạc Lesser giảm nhiều. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là vào mùa sinh sản của chúng, bạn có thể nh́n thấy hàng trăm con chim hồng hạc tập trung trên vùng nước đỏ của hồ Natron. Đó thực sự là một khung cảnh đáng kinh ngạc.
Khi độ mặn của nước hồ tăng lên, số lượng vi khuẩn Cyanobacteria cũng theo đó mà tăng cao và hồ càng trở nên thuận lợi hơn cho những con chim hồng hạc làm tổ. Đàn chim hồng hạc lớn nhất vùng Đông Phi này thường tập trung dọc theo các hồ nước mặn trong khu vực và ăn tảo là chủ yếu.
Chúng tập trung ở đây cũng một phần v́ điều kiện an toàn của hồ nước này. Môi trường cực mặn của Natron đă trở thành một rào cản tự nhiên đối với những loài ăn thịt muốn tiếp cận tổ của chim hồng hạc.
Khu vực xung quanh hồ Natron cũng mang một trong số những khung cảnh đẹp nhất mà bạn có thể t́m thấy ở châu Phi. Sự kết hợp của vùng đồng bằng rộng mở, những dăy núi rạn nứt, ngọn núi lửa hùng vĩ và hồ nước màu đỏ đă biến nơi đây thành bức tranh hùng vĩ về thiên nhiên.
Ngắm nh́n toàn cảnh từ trên các vách đá của khu vực thung lũng là lựa chọn thường thấy của du khách khi tới nơi đây. Nó giúp họ có được một cái nh́n toàn cảnh về đứa con ḱ lạ của thiên nhiên này.