Nghỉ thai sản 6 tháng, khi niềm vui kéo dài thời gian chăm sóc con nhỏ chưa tan, th́ nỗi lo lại ập đến với nhiều bà mẹ: lo không được kư tiếp hợp đồng lao động, lo gia đ́nh không đủ sống với mức lương bảo hiểm thai sản. Đi làm sớm là một giải pháp hóa giải nỗi lo, nhưng nữ lao động lại đối diện với vấn đề khác…
Đi làm sớm: "đặng chẳng đừng"
Chị Thủy Hà (ở ngơ Hàng Bột, Hà Nội) là nhân viên ngân hàng. Chị sinh con vào ngày 9/1 năm nay nên được hưởng chế độ thai sản 6 tháng theo luật định (theo Mục b Khoản 2 Điều 240 Bộ luật Lao động quy định lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật này có hiệu lực- 1/5/2013, mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con th́ thời gian hưởng chế độ thai sản là 6 tháng).
Thời gian đầu được nghỉ chị rất vui v́ có thêm thời gian ở nhà chăm con, bản thân cũng được nghỉ ngơi.
|
H́nh chỉ mang tính minh họa |
Nhiều DN sẵn sàng chào đón nhân viên nữ đi làm sớm
Việc lao động nữ được hưởng chế độ thai sản 6 tháng khiến nhiều DN lo lắng.
Để tuân thủ luật cũng như đảm bảo tiến độ của công việc, không ít DN đă áp dụng chính sách ưu đăi nhân viên nữ đi làm sớm sau sinh.
Đơn cử như Cty may Sài G̣n 3 đă lên phương án khuyến khích nhân viên nghỉ thai sản đi làm sớm 1-2 tháng so với quy định, Cty sẽ trả mức lương ưu đăi hơn, đồng thời vẫn hưởng chế độ thai sản.
Tại Cty CP Chứng khoán VnDirect, nếu nhân viên mong muốn được đi làm sớm có thể làm nửa ngày tại Cty, nửa ngày c̣n lại làm ở nhà nhưng vẫn được hưởng đầy đủ lương cả tháng.
Ở Cty CP FPT, sau khi nghỉ đủ ít nhất 4 tháng, những nhân viên đi làm sớm cả ngày sẽ được hưởng 175% lương….
Tuy nhiên, tất cả các Cty đều khuyến khích người lao động phải nghỉ đủ ít nhất 4 tháng, sau đó mới tính chuyện đi làm sớm.
|
Tuy nhiên, sang đầu tháng 4 tâm trạng chị Thủy Hà đă chuyển từ vui vẻ sang bồn chồn lo lắng. Bạn bè đồng nghiệp đến thăm cho biết, công việc chị làm đang dồn ứ lại v́ không có người thay. Trong khi đó, ngân hàng nơi chị làm quư nào cũng cắt giảm nhân sự một lần.
Thời gian nghỉ quá dài cộng với công việc tồn đọng, nhiều khả năng cơ quan sẽ t́m người thay thế và không kư tiếp hợp đồng là điều chị lo lắng. Hơn nữa, khi chị Thủy Hà nghỉ sinh được 2 tháng th́ chồng chị làm việc ở sàn chứng khoán bị thất nghiệp.
Gia đ́nh lâm vào khó khăn khi một người không có lương, một người hưởng lương bảo hiểm.
“Ở nhà với con th́ thích thật, nhưng không có tiền mua sữa cho con th́ tính sao”, chị Thủy Hà cho biết chị đă quyết định sẽ chỉ nghỉ hết 4 tháng rồi đi làm.
Cũng lo lắng tới tương lai công việc trong thời buổi khó khăn, người thất nghiệp đầy rẫy này nên chị Ngọc Yến (ở B́nh Dương) quyết định đi làm khi đă nghỉ đủ 4 tháng.
Tuy nhiên, nghe nhiều người nói, chị Yến đang lo lắng rằng, v́ tự chị quyết định đi làm trước 2 tháng nên cơ quan sẽ không trả lương 2 tháng làm việc này. Thay vào đó, chị vẫn chỉ được hưởng lương bảo hiểm trong thời kỳ thai sản.
Đi làm ngày nào hưởng lương ngày ấy
Vấn đề này, bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xă hội (Bộ LĐ-TB&XH) đă có câu trả lời.
Theo đó, tại Khoản 4 Điều 157 Bộ luật Lao động quy định trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu lao động nữ có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ư, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đă nghỉ ít nhất được 4 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xă hội.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 1/5/2013 mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con th́ theo quy định tại Luật Bảo hiểm xă hội thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 (thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là 6 tháng).
Như vậy, nếu do yêu cầu công việc và bản thân có nhu cầu, chị Thủy Hà và chị Ngọc Yến có thể đi làm sớm 2 tháng. Tuy nhiên, các chị bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản. Và khi đi làm chị Thủy Hà và chị Ngọc Yến vẫn được hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả và vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản.
P.V.