Khi người thân mất, dù là ai, ở dân tộc nào trên thế giới đều thể hiện một nỗi đau và thể hiện sự chia sẻ với người đă khuất bằng nhiều h́nh thức khác nhau. Nhưng người Ba Na ở một số xă thuộc huyện Kbang, Gia Lai lại có cách thể hiện vô cùng khác biệt, đó là: Đập đầu vào tường và dao đâm vào đùi.
Thể hiện nỗi đau bằng đập đầu và dao đâm
Chúng tôi đến làng Tờ Nơr , làng Kung, làng Buông Lưới thuộc xă Sơ Pai, một xă thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Kbang vào một ngày cuối tháng tư 2013. Hiện nay các bản làng này đă được nhà nước đầu tư đầy đủ từ điện, đường, trường, trạm. Đời sống văn hóa đă được nâng lên, nhưng nơi đây vẫn c̣n một số hủ tục tồn tại từ ngày xưa, đó là việc đập đầu vào tường và đâm dao vào đùi mỗi khi có người thân qua đời.
Làng Kung nằm nấp sau một quả đồi, cả làng có hơn 100 nóc nhà với gần 400 nhân khẩu. Ban ngày người lớn đi rẫy gần hết, chỉ c̣n lại trẻ con và người già. Đi sâu vào trong làng chúng tôi t́m măi mới thấy hai chị em trong một gia đ́nh có khả năng tiếp chuyện và trả lời những điều chúng tôi t́m hiểu, đó là Y Nhung và Y Nhuần.
|
Hai chị em Y Nhung và Y Nhuần đang dệt vải và trao đổi với chúng tôi |
Khi biết chúng tôi muốn t́m hiểu về tục đập đầu và dao đâm th́ cả hai chị em có vẻ như ngại ngùng nên liên tục từ chối và thoái thác, phải động viên măi họ mới chịu kể. Y Nhung bảo, do cả hai chị em đang mang bầu nên không thể đi rừng được chỉ có thể ở nhà nấu cơm và dệt vải mà thôi. Cách đây ba năm, khi cha em qua đời lúc đó có hai anh trai và một đứa em trai đă dùng dao đâm vào đùi rất đau, kêu khóc thảm thiết, thấy vậy một số thanh niên trong bản chơi thân với các anh chúng em cũng có người dùng dao đâm vào đùi như vậy, có người đă đập đầu vào cây cột trong nhà máu chảy ra nhiều trông rất sợ.
V́ biết trước sẽ có chuyện này nên chúng em đă chuẩn bị bông băng để băng bó cho cho mọi người. Xong việc này có một số thanh niên trong làng chạy vào rừng kiếm lá cây về đắp để cầm máu và mấy ngày sau vết thương đă lành.
Gần nhất là cách đây hơn một tháng có cha của một người bạn của hai anh trai không may qua đời, khi đến thăm hỏi thấy nhà họ đau đớn nên cả hai anh trai và một số người con của nhà đó cũng đă đâm dao vào đùi như vậy và tỏ ḷng thương tiếc.
Tiếp lời chị,Y Nhuần cũng chia sẻ: Ở đây khi có đám ma là hầu như cả làng đến để xem và chia sẻ nỗi đau với gia đ́nh người đă khuất. Tụi em cũng hay đi chia sẻ mỗi khi bản làng có ai qua đời, v́ thế nên thấy được rất nhiều cảnh tượng con trai th́ đâm dao vào đùi, con gái th́ đập đầu vào tường trông rất thảm thương.
Khi được hỏi tại sao lại phải làm như vậy th́ cả hai chị em trả lời rằng v́ rất xót thương người chết, một số người bạn của người chết cũng làm vậy chứng tỏ họ cũng thương người đă khất như con cái trong nhà.
Chịu đau để... có bạn
Chia sẻ với chúng tôi về tục lệ này, anh Nguyễn Văn Quê- Chủ cây xăng Hùng Quê, tại xă Sơ Pai cho biết: “Tôi là dân Thái B́nh vào đây lập nghiệp từ năm 1982 đến nay, nên tôi biết rất rơ về những phong tục của bản làng nơi đây. Đó là một chuyện b́nh thường của họ mỗi khi có người nhà qua đời, ḿnh mà đến thăm hỏi thấy họ làm như vậy mà ḿnh không làm theo th́ lập tức có người nhà sẽ hỏi rằng: Không đâm dao vào đùi hay không đập đầu à? Họ thấy ḿnh sợ đau và có phần thoái thác th́ lập tức họ sẽ hỏi: Thế không thương cha ḿnh, không thương ḿnh à?
Những lúc đó ḿnh chỉ c̣n cách trả lời là ở quê ḿnh thương tiếc không bao giờ làm thế, v́ làm như thế đau lắm ḿnh không dám làm đâu. Và cứ mỗi lần như thế họ sẽ tỏ ư không hài ḷng với ḿnh.
Ḿnh rất phục v́ họ có các bài thuốc mà chỉ cần hái ở trong rừng là có thể hết bệnh ngay, vết thương mau lành mà không bao giờ có bất kỳ biến chứng, hay nhiễm trùng ǵ cả.
|
Ǵa làng Jít thuộc làng Tờ Nơr đang trao đổi với chúng tôi |
Dù ở đây rất lâu và rất thân với họ nên tôi có ư muốn xin các bài thuốc đó của họ nhưng họ luôn từ chối và nói rằng họ không dám cho người ngoài làng v́ như thế sẽ bị dân làng quở trách và phạt vạ một con trâu đó.”
Để hiểu sâu hơn về tục lệ này, chúng tôi đă vào làng Tờ Nơr gặp già làng Jít, già làng cho biết: Tục lệ đập đầu vào cột nhà, vào tường và đâm dao vào chân đă có từ rất lâu rồi, tục lệ này từ các ông cha truyền lại. Khi người thân qua đời ḿnh làm thế để chứng tỏ sự đau đớn với người thân khi mất. V́ người mất họ sẽ có cuộc sống mới ở thế giới bên kia. Mà thế giới bên đó rất khổ cực và lạnh giá nên người thân rất đau xót khi cha, mẹ của họ phải như vậy. Cũng như tục lệ chia của cho người thân khi mất là sự đồng cảm của gia đ́nh khi người thân sẽ cần những vật dụng để sống như ở cơi trần vậy.
Khi được hỏi làm như vậy sẽ rất đau đớn và sợ hăi vậy sao dân làng không từ bỏ đi? Già làng cho biết: Cũng có nhiều nhà họ đă bỏ không làm như vậy nữa rồi, ḿnh có thằng con tên là Nghi nó cũng làm như vậy khi ông nội nó mất, và nó cũng làm như vậy rất nhiều lần khi có người trong làng mất.
Chúng tôi hỏi sang Nghi: Khi làm vậy anh có đau không th́ Nghi trả lời là đau lắm nhưng nếu không làm vậy th́ không có ai chơi với ḿnh cả, v́ họ nói không thương người trong làng nên ḿnh lại phải làm.
Chúng tôi nói việc này là rất nguy hiểm và thực tế không phải cứ làm vậy mới chứng minh được với mọi người là ḿnh thương người chết, sao già làng không khuyên họ từ bỏ đi. Già làng trả lời rằng: có cán bộ xă đă nhiều lần tuyên truyền, già làng cũng đă khuyên dân làng, nhưng có người họ nghe, có người họ chưa nghe đâu.
Trao đổi với chúng tôi về việc này, bà Nguyễn Thị Hồng Phương- Trưởng pḥng Tư pháp huyện Kbang cho biết: Năm nào chúng tôi cũng có kế hoạch tuyên truyền về việc xóa bỏ các hủ tục của đồng bào, nhưng việc này không phải ngày một ngày hai mà đông bào đă nghe ra, phải tuyên truyền miết thôi .
Ngọc Anh