Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Nhật Bản đang đóng vai “vị cứu tinh” đối với một số nước để kích động các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á “bao vây Trung Quốc”.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn báo Senkei Nhật Bản ngày 8/5 cho hay, Chính phủ Nhật Bản ngày 7/5 cho biết, trong tháng này sẽ diễn ra hội nghị an ninh biển Việt - Nhật.
Phía Nhật Bản sẽ đề nghị Chính phủ Việt Nam tách lực lượng cảnh sát biển ra khỏi biên chế Bộ Quốc pḥng, thành lực lượng độc lập để Nhật có thể cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa hai nước trên lĩnh vực an ninh hàng hải, đối phó với những hành vi ngày một “lộng hành” của Trung Quốc. Tờ Senkai cho rằng, việc Nhật Bản đề nghị các quốc gia khác thay đổi cơ cấu chính phủ là rất hiếm thấy.
Senkei nhận định, phía Việt Nam trước đây đă từng đề xuất chính phủ Nhật Bản mở rộng một phần quỹ ODA, hy vọng phía Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Nhưng, theo quy định pháp luật hiện hành của Nhật, ODA không hỗ trợ các tổ chức quân sự.
Thế nhưng, Cảnh sát biển Việt Nam thuộc biên chế Bộ quốc pḥng. Mà theo quy định của sử dụng vốn ODA của Nhật, đối tượng viên trợ không bao gồm các tổ chức quân sự. Các quan chức liên quan của bộ ngoại giao Nhật Bản đề xuất, nếu muốn thay đổi t́nh trạng “không được phép sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA”, phía Việt Nam phải thay đổi cơ chế của lực lượng cảnh sát biển.
Tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Những năm gần đây, Nhật Bản và Việt Nam không ngừng hợp tác trên lĩnh vực an ninh. Từ năm 2012, quân đội Nhật giúp Việt Nam đào tạo các nhân viên y tế phục vụ trên tàu ngầm cũng như đào tạo các sĩ quan chỉ huy cảnh sát biển. Tháng 2/2012, Nhật Bản đă đưa tàu tuần tra Shikishima đến cảng Hải Pḥng - Việt Nam. Phía Việt Nam cũng tăng cường cử quân nhân cấp cao của lực lượng cảnh sát biển sang Đại học an ninh hàng hải Nhật Bản đào tạo ngắn hạn.
Hoàn Cầu dẫn theo Senkei, chính phủ Việt Nam hiện tại đang xem xét, tham khảo cơ cấu tổ chức quân dự pḥng của Philippines và lực lượng an ninh biển đảo của Nhật Bản để tiến hành công tác thay đổi cơ chế của cảnh sát biển Việt Nam.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Nhật Bản đang đóng vai “vị cứu tinh” đối với một số nước để kích động các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á “bao vây Trung Quốc”. Nhật Bản và một số quốc gia khác đang can thiệp quá mức vào Biển Đông, bất chấp phía Bắc Kinh đă nhiều lần phản đối vấn đề quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định vị thế của Trung Quốc sẽ không thay đổi trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc luôn cam kết với các bên sẽ giải quyết vấn đề tranh chấp thông qua hiệp thương hữu nghĩ và đàm phán, đó là sự đồng thuận đă đạt được giữa Trung Quốc và các nước ASEAN qua văn kiện “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông”. Trung Quốc sẽ duy tŕ hợp tác với tất cả các bên trong khuôn khổ của văn kiện Tuyên bố, tiếp tục duy tŕ đối thoại và tham vấn, tăng cường tin cậy lẫn nhau.
TM