(TADN) - Tôi dùng từ “độc tướng” vì những loại ngải được liệt kê dưới đây có những công năng đặc biệt. Nếu như các loại ngải hổ, ngải nàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lợi sinh thì các loại độc tướng này dùng để giúp cũng được mà dùng để hại cũng xong.
Những mặt tốt đẹp của ngải chúng ta đã được nắm bắt sơ qua những bài viết trước, nhưng mặt trái của nó thì hiếm có người nhận thức rõ ràng. Đó cũng là lý do vì sao người đời sợ ngải hơn bùa.
Trong phạm vi giới hạn cùng với kiến thức nông cạn của mình, tôi chỉ có thể liệt kê ra một số loại mà tôi biết cùng những tính năng của nó. Nhiều bạn nhắn tin gửi mail cho tôi hỏi về một số loại ngải như “ngải đồ dơ”, “ngải Bram”, “ngải Thuỳ Hương” gì gì đó.
Xin trả lời là tôi không biết. Vạn vật vô danh mà, cùng một loại nhưng ta muốn đặt tên gì mà chẳng được. Còn những loại tôi trình bày là những thứ tôi từng trồng, từng luyện hoặc từng nghe sư bá, sư huynh kể lại. Những vị tiền bối ấy có nhiều công sức góp nhặt và tu luyện, được sự truyền thừa từ sư công tôi, chắc chắn rằng tên gọi những loại ngải ấy không phải mới xuất hiện gần đây.
Trong các loài độc tướng mà tôi biết có thể kể đến nàng Lùa, nàng Thâm, mala cao, mala lùn (hay còn gọi là ngải ma lai), chúa đinh, chúa sát, chúa sậy, khalamây, apakết… Có những loại vốn là thuốc độc, trùng độc nhưng người đời vẫn quen gọi là ngải như bogiẹc, ba răng… Hoặc có những thứ phép luyện dựa vào thực vật kết hợp với động vật cũng gọi là ngải như ngải tình yêu, ngải mê dâm… Những thứ này công năng đặc dị vô cùng, hại người là chủ yếu.
Cho nên khi viết về những loại này, tôi cũng chỉ trình bày khái quát để mọi người hiểu thêm về thế giới vô hình quanh ta chứ không thể bàn sâu. Lý do, không cần thiết và cũng không nên. Một điều quan trọng hơn là ... tôi cũng không biết rành về chúng, cũng chưa hề luyện qua.
Trước đây, sư huynh tôi có cho một cây mala cao về trồng thử. Chưa đầy 10 ngày, tự nhiên nó vàng lá rồi rụi hẳn trong lúc các loại khác vẫn xanh tươi. Ắt là tôi không có duyên với mấy vị độc tướng này rồi... Vì vậy, khi đọc mấy bài này, người có lòng tin thì càng tự biết giữ mình, người không tin thì xin cứ xem đây là một câu chuyện huyền hoặc của dân gian, có thể bàn tán nhau chơi trong những lúc trà dư tửu hậu.
Viết mà không đầy đủ chẳng khác gì trêu ngươi thiên hạ.Tui thấy cần phải bổ sung thêm nhiều. Nhứt là các loại ngãi độc hại người mà huynh TADN gọi là độc tướng. Ngãi nàng Lùa dùng để mê hoặc đàn ông, mấy cô trong kỹ viện gặp loại ngãi này như bắt được vàng. Không cần mấy chai trường xuân dược của mấy chú Ba ở Chợ Lớn đâu. Chỉ cần mấy cô xức dầu ngãi này vô, quẹt chút chút vô lỗ mũi mấy cha hám gái, thế là a lê hấp… mấy cha chơi một lần cứ muốn chơi hoài. Loại này khó kiếm lắm, mà nếu có chẳng thầy nào dại đem khoe, thiên hạ giựt mất nồi cơm thì sao.
Ngãi malai là tên gọi của mấy ông thầy Thái Lan. Nó là tên đọc mở đầu của những loại cây có xuất xứ từ Mã Lai. Loại này nhiều giống nhưng phổ biến ở Việt Nam là malai áp và malai am. Một thứ thân cao nở bông tủa ra hình cầu màu đỏ, bà con trồng kiểng ưa gọi hồng tú cầu, mấy cha ngốc ngốc gọi là ngãi duyên. Cái này hình như TADN cũng có một bài. Để tui lục lại rồi đưa lên tham khảo cho biết.
Chúa đinh, chúa sát, chúa sậy tinh là cây ngãi độc. Nghe cái tên bà con có thể hình dung thân hình của mấy cây ngãi này rồi. Chúa đinh thân có gai, chúa sát tui hổng biết, còn chúa sậy thân dài ốm như cây sậy, nhìn xa giống cây cỏ ống mà lá rộng và dài, thân to hơn cỏ, nhỏ hơn sậy. Mấy thứ này luyện rồi thả trước nhà kẻ thù, ai bước ngang hay đạp trúng nó thì xong luôn. Nó đâm vào người nhứt là ở cuống họng đau đớn phát ho, vướng hoài ở cổ để lâu rách thanh quản luôn. Người bịnh hổng biết chạy đi bác sĩ tưởng bị đau thanh quản phế quản cho uống thuốc tới chết cũng chưa hết.
Còn khalamay là tên một loại cây độc theo cách gọi của người Lèo, mình gọi là ngãi cũng được. Nó cũng hóa sanh mà. Con cọp ăn no đi rông trong rừng rồi bỗng dưng nó đau bụng ỉa ra một bãi. Bãi phân đó từ từ không dần rồi mục nát. Từ trong đất chỗ phân cọp mọc lên một cái cây đặc biệt hổng giống ai. Đó, nó đó. Thầy nào may mắn tìm được nó đem về nhà luyện phép là ngon cơm. Mãn thời kỳ luyện sẽ trở thành đại sư trong nghề bỏ ngãi. Chuyện này tui nghe một cao nhân kể lại thôi, cả đời tui có vô rừng mấy lần đâu mà biết. Có vô cũng không may mắn tìm được phân cọp. Mà thấy phân cọp rồi hổng lẽ cất chòi ở đó chờ cây mọc sao. Nói chung là kể lại cho bà con nghe chơi đỡ ghiền.
Bogiec là thuốc độc lấy từ con độc trùng. Mấy vụ này ở ngoài Bắc rành hơn. Nhứt là những vùng cao như miệt thượng du Thanh Hóa, Hòa Bình và cả một khu giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Ở đây người ta thường biết rõ cái chuyện bỏ thuốc độc trùng này. Có điều họ không biết gọi là Bogiec thôi.
Đầu tiên người ta tìm chiếc râu cọp cắm vào mụt măng non vừa cắt trên rừng về. Một thời gian sau chỗ cắm râu cọp sinh ra một con sâu nhỏ. Con sâu này được nuôi nấng bằng sâu bọ khác, lớn lên một chút thì bỏ thịt tươi vào, lớn lên nữa thì nuôi bằng gà sống. Con sâu ban đầu nhỏ như chiếc kim, từ từ nó to bằng con mèo lớn. Người ta bỏ nó trong cái chum để khuất ở một góc sân. Con gà được thả vào chum, vài ngày sau chỉ còn lông nổi lên trên. Người ta lấy vớt lông gà đem chôn thiệt sâu kẻo súc vật ăn phải bị trúng độc mà chết. Muốn bỏ độc, người nuôi sâu chỉ cần lấy chất nhờn của con sâu trộn vào thức ăn, quệt vào miếng trầu ai ăn vào là xong đời. Người nuôi sâu mỗi năm phải thuốc một mạng cho Bogiec. Nếu không trong nhà sẽ có người thế mạng. Con sâu đó mà chết, người nuôi sâu cũng tiêu đời luôn.
Gõ mỏi tay rôi. Tui nói nhanh vụ barăng. Đây cũng là thuốc độc luôn. Nhưng mà luyện bằng mấy loại trùng độc như nhện, rắn, rít, bò cạp, con cóc… luyện cái này thành bột. Hít phải hay ăn nhằm bột này chỉ có cách chết thôi.
Ấy, huynh đệ bà con gần xa xem mấy cái vụ ngãi độc này kinh chưa. Cũng may là bi giờ nó bị thất truyền một mớ, mấy người còn lại cũng ít sử dụng hoặc ít ra mặt, không thì giang hồ đại loạn, đại loạn.
Hồng tú cầu, trồng nhà nào thì nhà đó làm ăn không khá, trẻ con ốm đau ko rõ bệnh gì, người nhẹ bóng vía thì bị bóng đè, mộng mị liên miên.
Củ nga truật nhiều tuổi chuyển màu tím. Đem nấu với sáp ong luyện thành keo đặc, bỏ hộp gỗ, khi cần lấy ra xức như dầu, trị cảm mạo, gió máy, vướng tà ma. Luyện thêm bông xamadao (mọc lên từ tinh khí của 2 con chồn giao phối) thành sáp yêu, bông này bên campuchia mới có, ở VN có thể thay = bông mắc cỡ. Ai bị trúng sáp này có thể hái mấy nắm lá mắc cỡ đem cho uống và tắm là hết ngay.
Lục bình, chủ về giữ của cho những ai đã giàu có rồi, chỉ chịu mọc trong đất bùn đen.
Nàng chuyền dài (cây cỏ tu) cầu tài, sanh đẻ.
Ngải Hồng y, hoa trắng gọi là Bạch Y, lấy hoa và củ làm bùa tình ái.
Ngải Minh Ty rắn, hoa có đầu giống như đầu rắn, thuộc họ vạn niên thanh. Chủ về giữ nhà.
Ngải Tượng, mọc dưới hốc đá ở những vùng núi đá, ưa ẩm. (còn gọi là cây bình vôi, nông, củ mối trôn, tử nhiên, ngải trương, củ một) củ thái mỏng, phơi khô làm thuốc an thần, trị nóng sốt, nhức đầu, đau dạ dày, hen, trị bong gân, liền xương, kích thích hoat động sinh lý.
Ngải nàng Thâm, tráng dương mãnh liệt.
Mala lùn, cầm máu, sát trùng, nắn bong gân, mê hoặc người lưỡng tính, chuộng máu huyết chủ nhân. |
hyvong / TADN