Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Chung nhất là vậy, song khi nói đến văn hóa ẩm thực ở một vùng/miền nào đó th́ nhất thiết phải nói lên “đặc điểm t́nh h́nh” mới có thể nêu được bản sắc văn hóa đặc trưng cụ thể của vùng/miền ấy.
Ở Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng kinh rạch chằng chịt lại lắm lung, hồ, búng, láng…, không nơi nào không nhung nhúc cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch… đă vậy c̣n có cả rừng già, rừng thưa, đầy dẫy chim muông, thú to, thú nhỏ. Phía này th́ “năm non bảy núi” trập trùng, không biết cơ man nào là “sơn hào”, c̣n phía nọ th́ biển Đông, biển Tây, toàn là “hải vị”!
Nhưng để có được một kho báu “trên cơm dưới cá”, người Nam Bộ nói chung và người miền Tây nói riêng không thể không năng động sáng tạo trong gieo trồng, đánh bắt và khai thác chế biến. Cho dù “làm chơi ăn thiệt” người miền Tây bao đời nay đă đầu tư không biết bao nhiêu là tim, là óc mới có được thành quả khả quan đầy trí tuệ như ngày hôm nay. Nhờ được kế thừa, phát huy và liên tiếp khám phá, sáng tạo mà văn hóa ẩm thực ở miền Tây ngày càng phong phú, đa dạng. Từ đó, miếng ăn và “thói ăn” của người miền Tây có những cái rất riêng. Nhưng cái riêng ấy không ngoài cái chung của dân tộc Việt Nam ngh́n năm văn hiến:
- Ăn để sống chứ không phải sống để ăn.
– Ăn theo thuở ở theo thời.
– Ăn coi nồi ngồi coi hướng.
– Nhà sạch th́ mát, bát sạch ngon cơm…
Do đặc điểm địa h́nh và sinh hoạt kinh tế, văn hóa Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng đă định h́nh nền văn minh sông nước, ở đó nguồn lương thực – thực phẩm chính là lúa, cá và rau quả kể cả các loại rau đồng, rau rừng. Từ sự phong phú, dư dật ấy mà trải suốt quá tŕnh khai hoang dựng nghiệp, món ăn, thức uống hàng ngày của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cho dù trong hoàn cảnh nào, thiếu thốn đạm bạc, hay đầy đủ ngỏa nguê, họ không thể không khám phá và sáng tạo nhiều phương thức nuôi trồng, đánh bắt để chế biến vô số miếng ngon một cách có bài bản từ những đặc sản của địa phương.
Với phong cách thưởng thức “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để mà sống” hầu có đủ dưỡng chất tái tạo sức lao động, họ đă tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe. Câu nói “ăn được ngủ được là tiên” rất được người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng quan tâm, xem trọng, cho nên ngồi vào bàn ăn, khi chủ nhà giới thiệu món nào, dù là cá thịt hay rau quả, kể cả rượu, họ thường nhắc nói: ăn món này bổ xương, hoặc trị suy dinh dưỡng, bổ gan, bổ phổi…; rượu thuốc này giải quyết được bệnh “tê bại” nhức mỏi; tráng dương, bổ thận v.v… Và không quên “động viên” gắp đũa nằm, hoặc dùng muỗng múc (mới được nhiều), cứ tự nhiên, hăy ăn thiệt t́nh “đừng mắc cỡ”, thậm chí ép ăn! Dùng bữa, thấy khách ăn nhiều, ngon miệng chủ nhà không thể không cảm thấy sung sướng, hài ḷng.
Khẩu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cũng rất khác biệt: ǵ ra nấy! Mặn th́ phải mặn quéo lưỡi (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều, chấm mới “dính”; kho quẹt phải kho cho có cát tức có đóng váng muối); ăn cay th́ phải gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớt th́ chọn loại ớt cay xé, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, lỗ tai không nghe kêu “cái rắc”, hoặc chưa chảy nước mắt th́ dường như chưa… đă!), ngọt th́ ngọt như chè….
Nói đến cay mà không đề cập và nghiên cứu khẩu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng khi ăn tiêu hột hoặc tiêu xay là cả một sự thiếu sót, bởi tiêu đâu chỉ là cay mà c̣n ngọt! V́ sao “Ví dầu cá lóc nấu canh/Bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm”? Phải hết sức tinh tế mới hiểu được trọn vẹn bản chất của tiêu. Thật vậy, nếu ta thử nghiệm: nêm hai tô canh (hoặc cá kho) vẫn với các thứ gia vị giống nhau nhưng nếu một trong hai tô canh không “bỏ tiêu” th́ nhất định tô ấy sẽ thiếu chất ngọt ngay – cho dù đă có đường, bột ngọt, nhưng vẫn thấy không ngọt đặc biệt như tô có bỏ tiêu! C̣n chua th́ chua cho nhăn mặt mới “đă thèm”; ngọt (chè) th́ phải ngọt ngây, ngọt gắt; béo th́ béo ngậy; đắng th́ phải đắng như mật (thậm chí ăn cả mật cá, cho là “ngọt”!); c̣n nóng th́ phải “nóng hổi vừa thổi vừa ăn”…
V́ sao khẩu vị người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng lại “quyết liệt” như thế? Vấn đề đặt ra chẳng ai giải thích được tại sao ngoại trừ người miền Tây lớp trước hoặc những nhà nghiên cứu về văn hóa ẩm thực vùng đất này. Đó chẳng qua là dấu ấn sắc nét thời khai phá. Thuở ấy, con người ở đây một mặt phải ra sức khống chế thiên nhiên, thường xuyên đương đầu với nhiều loại thú dữ – nói chung là phải đối phó với vô vàn gian nan khổ khó, một mặt phải “tay làm hàm nhai”. Có được “ba hột” no ḷng không ai không biết rằng “dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần”, cho nên người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng không dám hoang phí làm rơi văi hột cơm, hột gạo, mà đều xem đó như “hột ngọc”. Có cơm ăn thôi là đă măn nguyện, dám đâu nghĩ tới chuyện vẽ viên cầu kỳ, thịnh soạn! Do thế mà chúng ta không lấy ǵ làm lạ khi được biết, xưa người ở vùng này có “tài” ăn mặn, rất mặn, đến nỗi “có người trong một bữa ăn, ăn hết hai ống mắm, độ hơn 20 cân, để làm tṛ vui trong khi đố cuộc nhau”! C̣n uống th́, vẫn theo sách Gia Định thành thông chí, ông Trịnh Hoài Đức đă ghi nhận trường hợp ông Nguyễn Văn Thạch nào đó đă từng uống trà Huế (đố cuộc) bằng cách “dùng một cái ṿ rồng lớn miệng, rót ra bát lớn, uống luôn một hơi, ḿnh ông mặc áo đôi, mồ hôi đổ như nước tắm, giây lát uống hết nước ấy, lấy được tiền cuộc”. Rơ ràng, uống được thật nhiều nước trà nóng sôi ngay khi mới rót ra chén mà không phỏng miệng là cả một sự tài.
Những trường hợp vừa nêu tuy cá biệt nhưng cũng đă nói lên được đặc trưng khẩu vị con người của một vùng đất. Nhưng đó là khẩu vị của ngày trước. Nay tuy đă qua rồi giai đoạn cực kỳ gian nan khổ khó, khẩu vị của họ cũng theo xu thế ăn sang mặc đẹp mà thay đổi: lạt hơn, nhưng những món ăn ghi đậm dấu ấn thời khẩn hoang vẫn hăy c̣n đó mà đại biểu là cá lóc nướng trui, rắn nướng lèo, mắm kho, mắm sống…
Người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng chẳng những không mặc cảm mà c̣n tự hào, phát huy để nhắc nhớ cội nguồn, tri ân người mở cơi. Nếu những món ăn độc đáo ấy vẫn tồn tại, vẫn hiện diện trong bữa cơm gia đ́nh và cả trong nhà hàng sang trọng th́ khẩu vị và cung cách thưởng thức cố hữu của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng vẫn được bảo lưu đến mức không thể không gây ngạc nhiên người mục kích, thí dụ như khi ăn, nhiều người không chỉ chan nước mắm vào cơm mà c̣n dùng muỗng húp, dường như như thế mới “đủ đô”. Và, đối với những người không quen ăn mặn có những món không cần phải chấm nước mắm, nhưng nếu trên mâm không có chén nước mắm họ sẽ cảm thấy bữa ăn mất ngon, bởi chén nước mắm là cái ǵ đó rất cần thiết, mà thiếu nó chịu không được! Cho nên phải có, và theo thói quen, họ vẫn đưa miếng đến chấm nhưng đó chỉ là một “động tác giả” v́ hoàn toàn chưa dính một chút nước mắm nào, vậy mà ngon – không làm động tác giả như thế họ sẽ cảm thấy miếng ăn bị nhạt nhẻo!
Về nơi ăn, với những bữa cơm thường ngày trong gia đ́nh th́ tùy điều kiện không gian căn nhà rộng hay hẹp mà bố trí hợp lư: hoặc trên bàn, hoặc ngay trên sàn nhà. Nếu là bạn thân rủ nhau nhậu chơi th́ có thể trải đệm dưới gốc cây trong sân vườn hay ngoài đồng, hay trên xuồng ghe tùy thích. Nhưng khi nhà có đám tiệc th́ không xuề x̣a mà bày biện cỗ bàn rất nghiêm chỉnh trong tinh thần quư trọng khách mời, tạo nên nét văn hóa rất riêng mà cũng rất chung, hài ḥa giữa phong tục truyền thống với đặc điểm văn minh vùng sông nước, hầu từng bước hoàn thiện nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Độc đáo v́ đă biết tận dụng, khai thác và chế biến “của trời cho” một cách kịp thời theo “đơn vị tính” thời gian là “tháng”, “ngày” thậm chí “giờ”. Thật đúng như thế nếu ai đó ở vùng đầu nguồn, có việc phải đi xa nhằm vào tháng cá mờm hoặc cá linh non xuất hiện th́ đành phải chịu nhịn, v́ sau đó chừng một tháng cá mờm đă lớn thành cá cơm, cá linh non cũng thế. Hoặc trong một năm mới có được mấy ngày “cá ra” (nước trên đồng giựt cạn, cá rút xuống kinh, mương để ra sông), nếu người sống nghề đánh bắt thủy sản không chuẩn bị kịp mọi việc để chặn bắt cá th́ xem như năm ấy bị thất thu nguồn lợi lớn. Rau trái cũng không khác. Đặc biệt đối với rau, như bông điên điển, rau dừa, rau muống… nếu hái muộn, từ lúc trời đă trưa nắng đến chiều sẽ không gịn, mất ngon, chức năng kích thích thèm ăn, ngăn chống lăo hóa của rau do đó cũng bị giảm rất đáng kể.
Nguồn: Nguyễn Hữu Hiệp/ namkyluctinh