Khó t́m được việc đúng ngành học, nhiều cử nhân chấp nhận làm lao động phổ thông trong thời gian chờ việc với tâm thế “lấy ngắn nuôi dài”.
Nhiều khi chờ đợi măi vẫn không có việc đúng tŕnh độ, có những cử nhân đành đi học nghề để làm công nhân kỹ thuật.
|
Hiện học viên tốt nghiệp trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp lại dễ t́m việc hơn so với cử nhân có tấm bằng đại học trong tay. |
Học nghề để có lương cao hơn
Thu Th. tốt nghiệp trường Cao đẳng Phát thanh truyền h́nh 2 từ năm ngoái nhưng t́m măi không có được việc làm phù hợp đành phải xin làm công nhân tại một công ty may mặc ở KCN Tân B́nh (TPHCM). Th. tâm sự: “Khóa ḿnh có nhiều bạn phải làm công nhân lắm. Kinh tế khó khăn kiếm việc khó quá, trong khi chờ đợi t́nh h́nh khá hơn đành phải làm công nhân nuôi sống ḿnh cái đă”.
Anh Thanh N. tốt nghiệp Đại học KHXH&NV TPHCM đă gần 3 năm. Sau khi ra trường anh cũng được tuyển dụng làm văn pḥng tại 1 công ty nhỏ. Nhưng đầu năm 2012, công ty tinh giản nhân sự, bộ phận văn pḥng bị thu hẹp đầu tiên nên Thanh N. được “vận động” xin nghỉ việc. Sau 3 tháng rải hồ sơ khắp nơi mà không t́m được chỗ làm phù hợp tŕnh độ, Thanh N. đành xin vào làm công nhân tại một xưởng làm bàn ghế giả mây mà người bạn cùng pḥng đang làm.
Ông Nguyễn Minh Hiếu - Trưởng bộ phận nhân lực Chonviec cho biết: “Hiện cử nhân đi làm lao động phổ thông không phải là hiếm. Trong những hồ sơ ứng tuyển ở chỗ tôi có anh H. tốt nghiệp cử nhân ngành tài chính ngân hàng mà phải đi làm công nhân may hơn 2 năm qua. Suốt 2 năm, mỗi khi có doanh nghiệp tuyển dụng vị trí nào phù hợp là tôi lại gọi cậu ấy đến phỏng vấn nhưng đă gần 10 lần rồi vẫn không được tuyển nên cậu ấy cũng nản ḷng”.
Ông Hiếu thở dài: “Rốt cuộc H. cũng rút hồ sơ ứng tuyển ở chỗ tôi rồi. Nghe nói cậu ấy chấp nhận làm công nhân luôn rồi. H. bảo suốt 2 năm quần quật lao động chân tay, tăng ca suốt nên không có thời gian học nên kiến thức dần dà quên hết, không c̣n cơ hội t́m việc mà ḿnh có bằng cấp trong tay nữa”.
Khác với H., Thu Th. đang cố gắng học thêm khóa ngoại ngữ ngắn hạn sau giờ làm việc để t́m kiếm cơ hội làm việc phù hợp với tŕnh độ của ḿnh. C̣n Thanh N. th́ giấu tấm bằng cử nhân để xin học cơ khí ở một trường nghề. Anh tâm sự: “Công nhân hàn tiện trong xưởng thu nhập cao hơn ḿnh nhiều. Ḿnh nghĩ với kiến thức cơ bản của ḿnh th́ học nghề này cũng không khó, biết thêm nghề dễ kiếm việc mà thu nhập cũng cao hơn lao động không có chuyên môn”.
Nguyên nhân v́ đâu?
Các chuyên gia lao động việc làm không mấy bất ngờ trước t́nh trạng trên. Bởi theo ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) th́ có đến 80% sinh viên mới ra trường không t́m được việc làm trong 3 tháng, 50% thất nghiệp trong 6 tháng, thậm chí sau 1 năm vẫn có đến 30% sinh viên không t́m được việc làm hoặc buộc phải làm trái nghề.
Theo ông Tuấn, nguyên nhân chính của t́nh trạng trên là do nghịch lư cung cầu của thị trường lao động: nhu cầu nhân lực tŕnh độ cao ít mà cung nhiều, ngành có ít nhu cầu lại nhiều người học. Mấy năm qua, t́nh h́nh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể nhiều càng khiến nghịch lư này bộc lộ rơ rệt hơn, nhân lực tŕnh độ đại học ngày càng khó kiếm việc.
Người sử dụng lao động th́ đánh giá nguyên nhân là do tŕnh độ chuyên môn của cử nhân mới ra trường quá yếu. Ông Hồng Xuân Viên - Trưởng ban Đào tạo của công ty Micro Game cho biết:“Chúng tôi từng tuyển dụng hơn 60 người có bằng cấp vào công ty cùng một lúc. Nhưng sau 6 tháng chỉ c̣n lại vài ba người đạt yêu cầu, làm được việc”.
C̣n Thạc sĩ Trần Đ́nh Lư - Trưởng pḥng Đào tạo, ĐH Nông lâm TPHCM cho rằng: “Nếu cho rằng chất lượng đào tạo thấp khiến sinh viên ra trường không t́m được việc th́ cũng chỉ là một nguyên nhân nhưng không quyết định tất cả. Cấu trúc chương tŕnh, chuẩn kiến thức do Bộ GD-ĐT quy định chiếm 80% trong chương tŕnh đào tạo. Ngoài phần “cứng” bắt buộc trên th́ 20% c̣n lại là tùy thuộc vào các trường xây dựng sao cho cho phù hợp với mỗi trường”.
Theo ông Lư, cử nhân tốt nghiệp ĐH với kiến thức chuẩn đă học khi ra trường là đủ điều kiện để làm việc ở mọi doanh nghiệp. Kỹ năng để vận dụng kiến thức vào bối cảnh, môi trường cũng tương đối tốt. Nhiều doanh nghiệp đánh giá cao ở kiến thức và kỹ năng của sinh viên.
Thạc sĩ Trần Đ́nh Lư cho rằng nguyên nhân lớn đến từ thái độ ứng xử, ứng phó những t́nh huống đời sống của sinh viên c̣n rất kém. Ông nói: “Một doanh nghiệp từng kể một câu chuyện tuyển dụng rằng: công ty đă “đánh rớt” thẳng một sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế với tấm bằng giỏi, bảng điểm rất tốt ứng cử vào vị trí kế toán của công ty chỉ v́ sinh viên này làm ngơ khi thấy ṿi nước công ty xả nước tràn lan”.
“Như vậy, có những trường hợp sinh viên bị từ chối không phải do kiến thức mà ở thái độ!” - Thạc sĩ Trần Đ́nh Lư phân tích.
Theo Dân Trí