'Chém gió' bốn phương làm ta ba lô th́ sợ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-03-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,037
Thanks: 11
Thanked 13,367 Times in 10,674 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 178
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default 'Chém gió' bốn phương làm ta ba lô th́ sợ


Đi nước ngoài không chỉ là tới xem vịnh Phu Khet đẹp thế nào mà cái chính là để học cách người ta suy nghĩ, suy ngẫm, tranh luận, cách nào để người ta vươn lên nền kinh tế văn minh sáng tạo như vậy.



Trong buổi chiều tà, một anh chàng ta ba lô say mê ngắm nh́n cuộc sống ở Dubar Square, Kathmandu, Nepal.

TS Alan Phan: “Trong cuộc hội thảo tại một trường ĐH, tôi đă ngạc nhiên khi thấy quá ít sinh viên Việt có hộ chiếu và đă từng xuất ngoại. Họ dành quá nhiều thời gian ngồi quán cà phê, quán nhậu “chém gió” lảm nhảm chứ không muốn làm… ta ba lô để đi t́m kiến thức và kinh nghiệm từ thế giới bên ngoài. Giới trẻ Việt Nam đa phần hiện nay lười làm việc, lười suy nghĩ, lười thay đổi...”.

. Phóng viên: Nếu như theo ông nhận định th́ giới trẻ Việt Nam đang dậm chân tại chỗ chứ không phát triển và nên khuyến khích việc đi du lịch, thưa ông?

+ TS Alan Phan: 20 năm trước, tại các nước Âu, Mỹ tôi khó t́m ra một du khách Trung Quốc, Việt Nam hay Liên Xô. Hộ chiếu để xuất ngoại là một ân huệ và quyền lợi của “con ông cháu cha”. Bây giờ th́ khắp thế giới đâu cũng có dấu ấn của các công dân của những nước này. Tuy nhiên, phần lớn họ thuộc hai loại sau: Thứ nhất vẫn là các quư tử con ông cháu cha hay tiêu xài hàng hiệu và khoe khoang thật “sốc” với dân địa phương; thứ hai là các ông bà già chắt chiu tiền tiết kiệm để đi những tour giá rẻ.

Tôi thấy người Việt, ngoài hai thành phần vừa kể, rất ít du khách là những… ta ba lô muốn đi t́m kiến thức và kinh nghiệm về thế giới bên ngoài. Tôi chắc chắn là chúng hào hứng và quư giá hơn các lớp học lư thuyết buồn tẻ.

Thiếu ước muốn và can đảm

Muốn xuất ngoại phải có tiền và phải biết tiếng Anh mà sinh viên Việt Nam không phải ai cũng giàu, thưa ông?

+ Tôi tin là hơn nửa số sinh viên có mặt hôm hội thảo đó chắc có nhiều tiền hơn phần lớn các Tây ba lô mà chúng ta gặp ở Sài G̣n. Tiền tiêu cho những giờ “chém gió” tại các quán cà phê và các quán nhậu có thể nhiều hơn tiền tiêu mỗi ngày tại Thái Lan hay Myanmar. Vé máy bay đi nhiều nơi ở ASEAN rẻ hơn vé máy bay đi Hà Nội hay Đà Nẵng. Nếu họ chịu khó t́m ṭi, học hỏi th́ việc “chém gió phương xa” này sẽ khuếch trương được kiến thức của họ. C̣n ngồi một chỗ “chém gió” về những cái ḿnh không hiểu biết mà nói bậy thậm chí c̣n hậu quả trái ngược là nó giữ con người ở lại tầm thấp.

C̣n tiếng Anh th́ chỉ cần học sáu tháng là có thể nói chuyện được. Nó cũng chỉ có những mẫu câu và một ít vốn từ là có thể nói chuyện. C̣n phát âm, cứ nói nhiều th́ người ta cũng hiểu được ḿnh mà thôi. Về tiền bạc, ngay cả khi không có tiền th́ một chân làm bếp hay dọn dẹp trên một con tàu cũng có thể cho bạn một chuyến đi miễn phí qua Âu, Úc hay Mỹ. Chỉ cần biết t́m ṭi trên mạng th́ sẽ t́m ra cả trăm cách thức để làm… ta ba lô.

Theo ông, giới trẻ ở Việt Nam khác với các nước trên thế giới như thế nào?

+ Khác nhau hoàn toàn, không chỉ trong vấn đề du lịch mà nằm ở chỗ năng động, yêu thích t́m ṭi. Họ luôn t́m kiếm những cái ǵ lạ, hay, mới để học hỏi. C̣n cái học hỏi này có áp dụng được hay không là chuyện khác. Điều thiếu sót lớn nhất của giới trẻ Việt hiện nay là “ước muốn” và “can đảm”.

Học tṛ có thể giỏi hơn giáo sư

Như ông nói, giới trẻ ỷ lại, chỉ lặp đi lặp lại những thứ xung quanh ḿnh như con vẹt… và vấn đề này nằm trong giáo dục từ gia đ́nh đến trường học, thưa ông?

+ Tất nhiên rồi, giáo dục có rất nhiều cách nhưng tôi muốn nói là tạo ra những đứa trẻ có tinh thần tự lập không chỉ về tiền bạc, kiến thức, trí tuệ, đạo đức… mà cho nó nền giáo dục toàn hảo. Chứ không phải chỉ là đến lớp mà thầy nói sao tṛ lặp lại. Các trường học ở Mỹ họ luôn khuyến khích học tṛ tự t́m ṭi để hỏi lại, chất vấn giáo sư. Họ luôn luôn nói rằng chưa chắc giáo sư giỏi hơn học tṛ. Nếu học tṛ nghiên cứu kỹ một đề tài chuyên sâu th́ họ cũng có khả năng sẽ giỏi hơn thầy. Ở Việt Nam, chúng ta phải chấp nhận ông thầy là đúng.

Nhưng đấy là Mỹ, một số nước châu Âu thôi, c̣n các nước lân cận Việt Nam chắc cũng như ta, thưa ông?

+ Tôi không nghĩ vậy. Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên từ Singapore, Malaysia, Philippines ngay từ nhỏ đă có tư duy độc lập, ư thức không ỷ lại vào người khác. Ở những nước này cũng có nền học vấn rất cởi mở, khuyến khích sự sáng tạo, đột phá…

Vậy liệu có nước nào nhờ sự năng động, cởi mở của giới trẻ mà trở nên phát triển, thưa ông?

+ Hàn Quốc tiến triển rất mạnh như ngày hôm nay là do sự cởi mở. Đă có thời Hàn Quốc c̣n độc tài th́ nước họ như trại quân đội. Nhưng sau đó sự cởi mở, tiến bộ đă thúc đẩy nước này phát triển khá nhanh. Hồi đó Hàn Quốc chỉ có hơn 20 triệu người nhưng số sinh viên đi du học ở Mỹ là đông nhất.

Hay như Thái Lan, giới trẻ ở nước này dường như khác hoàn toàn với Việt Nam. Họ ṭ ṃ hơn, t́m hiểu nhiều hơn, ĐH “mở” hơn… Đề tài khoa học tại các trường đều được khuyến khích tranh luận, kể cả các vấn đề chính trị-xă hội. Dường như những buổi tranh luận để đưa ra góc nh́n khác nhau hoàn toàn thiếu vắng ở các trường ĐH Việt Nam.

Nghĩa là chính sự thiếu cởi mở và không cởi bỏ tư duy giáo dục cũ đă ḱm hăm sự phát triển?

+ Đúng vậy, người ta sợ, thành ra đây là rào cản lớn nhất cho trí tuệ Việt Nam phát triển. Nên giới trẻ khi lớn lên học chỉ lặp lại kiến thức cũ mèm. Dù các kiến thức đó vẫn hiện diện trên mạng và có nhiều cách để t́m ṭi.

Không dám bước ra cái vỏ của ḿnh

Không thể đổ lỗi hoàn toàn do nhà trường giáo dục, c̣n việc giáo dục là từ gia đ́nh, thưa ông?

+ Ở mỗi con người, trường học và gia đ́nh có ảnh hưởng nhất định đến đời sống và suy nghĩ của cá nhân đó. Con cái ỷ lại cha mẹ, vợ ỷ vào chồng, chồng ỷ vào bạn bè… Ḿnh phải thay đổi lối tư duy ỷ lại gia đ́nh, trường học. Nếu cầm tiêu những đồng tiền ḿnh kiếm ra th́ ḿnh sẽ trân trọng hơn. Kiến thức của ḿnh t́m được nó sâu xa hơn ông thầy truyền lại… tất cả cái đó là hành động tạo ra sự tự lập, sau này sẽ giúp họ rất nhiều trong vấn đề công ăn việc làm, sống với gia đ́nh, xă hội… Cái chính vẫn là tự ḿnh.

Nhưng thưa ông, phải chờ học từ cấp 1 lên cấp 3, rồi tốt nghiệp ĐH mới xin việc. C̣n việc làm thêm đa số chỉ là của mấy sinh viên nghèo tỉnh lẻ và cũng chỉ là công việc phụ không ổn định?

+ Vấn đề không phải là việc làm thêm mà ư thức tự lập, trách nhiệm của bản thân và cộng đồng của giới trẻ. Họ không sáng tạo trong tư duy, lười biếng và ỷ lại. Ở các nước châu Âu, tất cả trẻ em đều được đến trường và trong phạm vi từ khoảng 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều chẳng hạn là giờ học th́ nghiễm nhiên là trẻ con đi học. C̣n lại thời gian khác th́ cha mẹ đều khuyến khích con ḿnh làm việc để biết giá trị của lao động.

Từ những gia đ́nh giàu có, trung lưu hay hạ lưu, con cái họ đều biết kiếm tiền từ thuở bé. Khi c̣n bé ra quét vườn, giặt đồ giúp mẹ th́ được mẹ cho vài đồng. Chúng dùng chính số tiền này để mua những món đồ ḿnh thích chứ không phải muốn ǵ được nấy. Sau này nhiều đứa trẻ không muốn nhờ cha mẹ th́ chúng lại xin những công việc khác để có tiền tiêu vặt. Chúng ta vẫn thấy những em học sinh đạp xe đạp vào sáng sớm giao báo dài hạn cho những gia đ́nh khu vực lân cận. Có nhiều đứa trẻ thứ Bảy, Chủ nhật ra công viên bày ra một lô nước chanh bán vài ba chục xu cho người nào khát. Chính v́ thế giới trẻ của Mỹ luôn năng động và sáng tạo ngay từ niên thiếu. C̣n tư duy của giới trẻ Việt Nam không dám bước ra khỏi cái hộp của ḿnh.

Nhưng nhiều gia đ́nh khá giả ở Việt Nam không muốn con ḿnh phải nhọc công vất vả, thưa ông?

+ Đó là cách giáo dục sai. Việt Nam mắc bệnh sĩ diện rất cao, không gia đ́nh giàu có nào lại chịu để con đi quét rác. C̣n ở Mỹ, người đi hốt rác là đi hốt rác, có ǵ mà xấu hổ. Thậm chí ở Mỹ có những nghề kiếm ra nhiều tiền không kém ǵ các sinh viên tốt nghiệp ĐH như nghề thợ sửa ống nước.

Xin cảm ơn ông.
Bắt đầu với 2 USD/giờ với chân phục vụ

TS Alan Phan kể, khi c̣n nhỏ, dù sống ở Việt Nam nhưng ông cũng đă đi đến rất nhiều nơi. Đến năm 17 tuổi, ông du học Mỹ với gói học bổng bao ăn ở và học phí mỗi tháng là 180 USD. Để có tiền tiêu vặt, TS Alan Phan đi làm bồi bàn, thời những năm 1963-1964 họ trả là 2 USD/giờ. Như vậy mỗi tháng ông kiếm được 80 USD. Thường cứ ba tháng có một kỳ nghỉ hè 10 ngày th́ ông gom số tiền này đi du lịch.

TS Alan Phan kể, có lần ông hàng xóm kêu vườn cây tốt quá nhờ Alan cắt rồi trả công 10 USD. Nói chung ai kêu ǵ làm cái đó. “Đến năm thứ ba, tôi được một giáo sư trong trường ĐH thuê làm việc trong trường. Công việc là lau dụng cụ, sửa soạn bàn học cho sinh viên. Công việc này cũng dính tới chút chuyên môn nên ông ấy trả 3-3,5 USD/giờ. Nên một tháng lại nhiều hơn nhưng cũng vẫn là làm việc tay chân” - TS Alan Phan kể.


Nguồn: Yến Trang/PLTP
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	7
Size:	30.0 KB
ID:	478535
 

Tags
'Chém gió' bốn phương, làm ta ba lô th́ sợ
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:23.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09843 seconds with 12 queries