Mỹ sẽ phản đối bất kỳ nước nào có ư định dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ ở Thái B́nh Dương hôm nay (5/6) đă tuyên bố như vậy. Theo ông này, các nước có tranh chấp cần phải t́m kiếm sự thoả hiệp để giải quyết cuộc tranh chấp ở khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên.
Đô đốc Samuel Locklear – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Mỹ ở Thái B́nh Dương
"Chúng tôi sẽ phản đối bất kỳ động thái dùng vũ lực nào của bất kỳ ai nhằm t́m cách phá vỡ sự nguyên trạng đang có”, Đô đốc Samuel Locklear – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Mỹ ở Thái B́nh Dương, đă tuyên bố như vậy trước giới phóng viên khi đến thăm Malaysia. Ông này nói: “Chúng ta cần phải duy tŕ thế nguyên trạng hiện nay cho đến khi chúng ta thiết lập được một bộ quy tắc ứng xử hoặc t́m được một giải pháp hoà b́nh mà các bên đều có thể chấp nhận được”.
Khi đưa ra phát biểu trên Đô đốc Locklear không đề cập cụ thể đến bất kỳ tên nước nào. Tuy nhiên, người ta tin rằng, đó rơ ràng là một thông điệp cứng rắn mà vị chỉ huy của Mỹ muốn nhắn gửi đến Trung Quốc. Trong suốt nhiều tháng qua, Trung Quốc liên tiếp có những hành động hung hăng, hiếu chiến nhằm xác lập chủ quyền ở những vùng tranh chấp trên Biển Đông. Diễn biến này đă gây ra lo ngại về khả năng bùng phát những cuộc xung đột giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp ở Biển Đông như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Các nước Đông Nam Á đang nỗ lực t́m kiếm một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành động thù địch, hiếu chiến và từ đó chặn đứng khả năng xảy ra xung đột. Tuy nhiên, Bắc Kinh đến giờ vẫn chưa cho biết rơ khi nào họ mới sẵn sàng thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử như vậy với các nước ASEAN.
Đô đốc Locklear khẳng định, Mỹ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng ông này tin rằng, một bộ quy tắc ứng xử có thể giúp các sĩ quan hàng hải “hiểu rơ giới hạn những việc mà họ có thể làm v́ lợi ích tốt nhất cho một giải pháp hoà b́nh".
Trung Quốc muốn giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán song phương trực tiếp với từng nước có liên quan. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á lại muốn thông qua tiến tŕnh đàm phán đa phương bởi ai cũng hiểu, nếu đàm phán song phương, Trung Quốc sẽ dễ bề lấy thế của nước lớn để uy hiếp các nước nhỏ hơn.
Kiệt Linh - (theo Calgary Herald)