Khi Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Chủ tịch Tập Cận B́nh tại Bắc Kinh hôm 19/6 th́ cũng là lúc một cơn băo h́nh thành trên Biển Đông. Nhưng điều mà nhà lănh đạo Việt Nam nhắm tới là hóa giải một cơn băo khác trong quan hệ với Trung Quốc đó là tranh chấp Biển Đông.
Mong muốn duy tŕ ḥa b́nh
Trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6/2013, Thạc sĩ Hoàng Việt chuyên gia về Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM cho rằng, những thỏa thuận mà hai phía Việt Trung đạt được, qua chuyến công du của Chủ tịch Trương Tấn Sang, là một tín hiệu cho thấy nỗ lực của cả hai bên trong việc cam kết duy tŕ ḥa b́nh an ninh khu vực, trong đó có cả Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt nhắc lại sự kiện báo chí ngày 20/6 đưa ra việc hai bên thống nhất thỏa thuận khai thác chung về dầu khí trên Vịnh Bắc bộ, mà trước đây đă có hiệp định phân định. Thạc sĩ Hoàng Việt nhấn mạnh:
“Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự, tôi cho rằng cuộc gặp này cũng khẳng định một điều: lănh đạo cả hai nước mong muốn duy tŕ ḥa b́nh trên khu này trong đó có cả Biển Đông đặc biệt giữa hai quốc gia, đó cũng là điều đáng ghi nhận. Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự.
-Thạc sĩ Hoàng Việt
Tuy nhiên tôi thiên về một ư khác, thông thường lănh đạo Trung Quốc bao giờ cũng mềm mỏng nhẹ nhàng và bao giờ cũng đưa ra những bài phát biểu rất ḥa b́nh, trong khi các lực lượng khác của họ lại luôn luôn có những hành động rất cứng rắn. Vấn đề quan trọng nhất theo tôi, không biết nhà lănh đạo Việt Nam có thể cùng bàn bạc với lănh đạo Trung Quốc để cùng chỉ đạo và thống nhất từ trên xuống dưới của cả hai bên là phải tuân thủ những thỏa thuận đạt được, th́ điều đó mới thực sự đem lại hiệu quả và duy tŕ ḥa b́nh trên vùng Biển Đông.”
Trước sự chứng kiến của ông Trương Tấn Sang và ông Tập Cận B́nh, hai phía Việt-Trung đă kư kết 10 văn kiện hợp tác nhiều mặt. Trong đó đáng chú nhất là mở rộng diện tích thỏa thuận trên Vịnh Bắc Bộ về thăm ḍ t́m kiếm các mỏ dầu khí.
Theo báo điện tử Chính phủ Việt Nam, thỏa thuận được kư kết với nội dung: mở rộng khu vực xác định từ 1541km2 lên thành 4076km2, bao gồm hai phần tương đương nhau từ mỗi bên; và tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận thăm ḍ chung đến hết năm 2016.
Theo VietnamNet, ông Đỗ Văn Hậu Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam xác định thỏa thuận này không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ. V́ đây chỉ là hợp tác thuần túy về kinh tế, cùng nhau thăm ḍ, khai thác nếu phát hiện ra dầu khí. Theo cách giải thích của ông Đỗ Văn Hậu th́ trong khu vực thỏa thuận mở rộng 4.076km2 trên vùng chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ, việc thăm ḍ và khai thác sẽ phải là hợp tác giữa hai Tổng công ty Dầu khí của hai quốc gia Việt-Trung.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong buổi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO.
Hai bên cũng thỏa thuận việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết những va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông. Ngoài ra Việt Nam cũng nhận được 2 khoản tín dụng ưu đăi từ phía Trung Quốc, khoản thứ nhất trị giá 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và khoản thứ hai trị giá 45 triệu USD liên quan tới dự án nhà máy Đạm than Ninh B́nh.
TS Sử học Nguyễn Nhă một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc tại Saigon nhận định:
“Mọi người đều biết rơ ư đồ Trung Quốc hiện nay như thế nào ở Biển Đông cũng như trên thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước nhỏ và ở bên cạnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng như tất cả các hoạt động ngoại giao th́ chắc chắn sẽ góp phần làm cho căng thẳng ngày càng giảm đi, nhưng trong thực tế chính trị là vấn đề rất phức tạp.”
Nói một đàng làm một nẻo?
Theo Saigon Tiếp Thị Online, chiều ngày 19/6 tại Bắc Kinh trước sự chứng kiến của hai nhà lănh đạo Việt-Trung, đại diện Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đă kư thỏa thuận về việc ‘
Thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá.’ Trong khi đó hăng tin Pháp AFP trích tờ Trung Quốc Nhật báo cho biết, với việc thiết lập đường dây nóng, hai phía Việt Nam và Trung Quốc sẽ thông báo cho nhau mọi hoạt động bắt giữ xử lư tàu cá và ngư dân của phía bên kia trong ṿng 48 giờ.
Được yêu cầu đánh giá về thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông, Thạc sĩ luật quốc tế Hoàng Việt từ Saigon nhận định:
Khi mà ḿnh có đường dây nóng, là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, th́ cái đó quả thực là thực tế sẽ có câu trả lời thôi.
-Tiến sĩ Nguyễn Nhă
“Trước mắt chúng ta ghi nhận thiện chí của cả hai bên Việt-Trung về việc này. Thông thường về phía ngư dân Việt Nam th́ luôn luôn gặp khó khăn từ phía các lực lượng Trung Quốc và là lực lượng xuất phát của họ. Với việc thiết lập đường dây nóng này th́ cũng là cách để lập một kênh để Việt Nam chính thức phản hồi và nó nhanh hơn. Và có lẽ nó giúp cho việc minh bạch hóa khi người lănh đạo Trung Quốc hay đổ thừa rằng, do các địa phương làm và họ không kiểm soát hết. Tôi cho rằng đây chỉ là một tín hiệu thôi chứ c̣n khẳng định là nó có hiệu quả hay không th́ chắc chúng ta phải chờ đợi.”
Cùng về vấn đề này, trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhă từ Saigon nhận định:
“Khi tôi tham dự Hội thảo Biển Đông ở Quảng Ngăi, các học giả trong đó có cả học giả nước ngoài đă đi thăm tàu đánh cá của ngư dân bị bắn cháy, tàu của ông Bùi Văn Phải. Với việc thiết lập đường dây nóng th́ thực tế những sự kiện xảy ra có thể không đến nỗi nặng nề như vậy, khi mà ḿnh có đường dây nóng. Làm được là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, th́ cái đó quả thực là thực tế sẽ có câu trả lời thôi.”
Trung Quốc công bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông Việt Nam mà họ gọi là Nam Hải, dựa theo một bản đồ công bố trong những năm 1940. Việt Nam cũng công bố những bằng chứng lịch sử cho thấy ḿnh có chủ quyền rơ rệt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn dĩ bị Trung Quốc dùng vũ lực lấn chiếm trong thập niên 1970 và 1980. Biển Đông Việt Nam là đường vận chuyển hàng hải quan trọng và khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất phong phú. Ngoài Trung Quốc và Việt Nam c̣n một số quốc gia khác cũng công bố chủ quyền một số đảo và băi đá trên vùng biển Trường Sa.
Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây rất căng thẳng sau rất nhiều vụ phía Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá bắt giam ngư dân Việt Nam đ̣i tiền chuộc. Hoặc những vụ tàu lạ đâm ch́m tàu đánh cá Việt Nam hay vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Quảng Ngăi hồi tháng 3 vừa qua. Đó chỉ là những vụ việc liên quan đến ngư dân ở lănh vực dầu khí phía Trung Quốc từng vài lần phá hủy cáp thăm ḍ địa chất đáy biển của phía Petro Vietnam. Sự lộng hành nước lớn của Trung Quốc đă làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân Việt Nam, với hàng chục cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc xảy ra trong thời gian qua. Nhưng chính quyền Việt Nam đă thẳng tay đàn áp bắt giữ những người tham gia biểu t́nh, sự kiện này càng làm cho ḷng dân nghi ngờ mất tin tưởng vào Nhà nước.
Một ngày trước khi lên đường viếng thăm Trung Quốc, Chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời báo chí rằng “Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng v́ liên quan đến chủ quyền lănh thổ, đến tâm tư t́nh cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân.”
Các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc cùng chung quan điểm là, Chủ tịch Trương Tấn Sang qua chuyến đi của ông có thể cho thấy các nổ lực làm giảm căng thẳng, nhưng làm thế nào để vừa khẳng định bang giao ḥa b́nh, nhận viện trợ Trung Quốc lại muốn bảo vệ ngư dân trên biển, giải quyết đa phương về vấn đề Biển Đông, ít nhất là từ phía nam quần đảo Hoàng Sa đến khu vực Trường Sa, đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời.
Theo RFA