"Để được đeo huy hiệu, ông phải chứng minh được sự trung thành tuyệt đối với lănh tụ... nghĩa là phải kính trọng ông ấy hơn mẹ ḿnh.”
Đệ nhất phu nhân cũng không ngoại lệ
Tháng 10/2012, dư luận Triều Tiên và thế giới xôn xao chuyện Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri So Ju không xuất hiện bên cạnh chồng trong các hoạt động cộng đồng như trước. Thậm chí, ngay cả trong ngày kỉ niệm 67 năm thành lập Đảng Lao Động – một sự kiện quan trọng bậc nhất nước này – người ta cũng thấy bà vắng mặt.
Liên quan tới sự “biến mất” bất ngờ này, Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc dẫn nguồn tin báo chí Hàn Quốc cho hay, bà Ri So Ju, phu nhân của nhà lănh đạo trẻ Kim Jong Un đă bị tạm thời cấm xuất hiện trước công chúng.
Theo một nguồn tin Hàn Quốc thân cận với Triều Tiên, Đệ nhất phu nhân Ri đă phải chịu sự chỉ trích nặng nề từ phía các tướng lĩnh quân đội và quan chức lăo thành trong chính phủ v́ nhiều lần không đeo huy hiệu in h́nh chân dung lănh đạo quá cố. Hành động này của Đệ nhất phu nhân trẻ tuổi bị đánh giá là “hoàn toàn không thể chấp nhận được và chắc chắn để lại hậu quả”. Thiếu sót nghiêm trọng của bà Ri được đồn đoán là nguyên nhân gây ra lệnh cấm cũng như sự vắng mặt của bà.
Kim Jong Un đeo huy hiệu đôi (huy hiệu in h́nh cả 2 cố lănh đạo), trong khi đó, Đệ nhất phu nhân chỉ cài hoa.
|
Huy hiệu in h́nh chân dung của cố lănh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong Il là một trong những vật “bất ly thân” đối với tất cả người Triều Tiên, bất kể tầng lớp, địa vị xă hội nào.
Mặc dù ngày nay, quy định đeo huy hiệu không c̣n là bắt buộc, song người dân nước này vẫn tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Đối với nhiều người Triều Tiên, ra đường mà không đeo huy hiệu lănh tụ là một thiếu sót lớn, giống như không mặc đủ quần áo vậy.
Một huy hiệu bằng 6 – 12 tháng lương
Người Triều Tiên bắt đầu được đeo huy hiệu từ năm lên 12 tuổi, và có tới khoảng 20 mẫu huy hiệu khác nhau.
Loại huy hiệu đắt giá nhất là loại có in cả h́nh chân dung của hai lănh tụ Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Đây là huy hiệu chỉ dành cho các quan chức, và chúng cũng được bán với giá rất đắt. Khoảng đầu những năm 2000, giá một chiếc huy hiệu có h́nh của cả 2 lănh tụ đă lên tới ít nhất 5.000 won, tương đương với 6 - 12 tháng lương hồi ấy.
Trong khi đó, huy hiệu phổ biến nhất mà người Triều Tiên hay đeo là huy hiệu in h́nh ông Kim Nhật Thành hoặc ông Kim Jong Il.
Thế nhưng, dù chỉ là loại “b́nh dân” th́ đối với người dân nước này, đó cũng là một đồ vật thiêng liêng mà không phải ai cũng xứng đáng được đeo.
Phóng viên người Ư Sergio Ramazzotti cũng kể lại rằng, khi ông hỏi cô Li, hướng dẫn viên kiêm phiên dịch người Triều Tiên của ḿnh, liệu có thể mua được huy hiệu có h́nh chân dung cố lănh tụ Kim Nhật Thành mà họ vẫn đeo ở đâu, cô này đă tỏ ra rất nghiêm túc: “Việc này không phải đơn giản đâu, để được đeo huy hiệu, ông phải chứng minh được sự trung thành tuyệt đối với lănh tụ”. “Theo người phụ nữ này, điều đó có nghĩa là bạn phải “kính trọng ông ấy hơn mẹ ḿnh””.
Ngay cả trong đám cưới của ḿnh, người Triều Tiên cũng không quên đeo huy hiệu lănh tụ.
|
Huy hiệu được cho là thứ đáng quư trọng trong cuộc đời người Triều Tiên tới mức, đă có những thời điểm giữa những năm 1990, thiếu nữ Triều Tiên lấy huy hiệu in h́nh lănh tụ làm quà tặng để thể hiện t́nh cảm chân thành của ḿnh đối với người yêu.
My Lan - Trí Thức Trẻ