Sau khi vượt tường lửa mới có thể truy cập trang facebook tiếng Việt tại Việt Nam.
Screen capture
Việt Nam sẽ ngăn chận mạng xă hội Facebook là điều mà giới chơi facebook quan tâm nhất hiện nay. Liệu lo ngại này có trờ thành sự thật?
Ảnh hưởng an ninh quốc gia?
Cộng đồng mạng đang chuyền nhau một công văn của cơ quan công quyền Việt Nam về việc ngăn chặn Facebook. Trước đây ít lâu, một nhân viên của Viettel, công ty cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam có cho thông tín viên An Nhiên của chúng tôi biết rằng:
“Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đă chặn…”
Hưởng ứng mộp cách nhiệt t́nh với những tin này, một nhà báo lề phải là Đỗ Doăn Hoàng tuyên bố rằng, muốn trở thành nhà báo tử tế th́ phải bỏ Facebook đi.
Từ khi trang mạng Facebook ra đời đă có nhiều lời đồn đoán rằng nó bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn, tới mức có lần cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phải đối diện với một câu hỏi của truyền thông nước ngoài rằng tại Việt Nam Facebook có bị chặn hay không. Trên thực tế việc truy cập Facebook trong nước thường xuyên gặp khó khăn.
Ông Triết, cũng như nhiều nhà chính trị Việt nam đương đại, đă không trả lời câu hỏi đó một cách trực tiếp. Công luận không lạ ǵ cách trả lời không trực tiếp của các nhà lănh đạo Việt Nam, cũng như những chuyện kiểm duyệt, ngăn cấm không bao giờ được công khai.
Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đă chặn.
-Một nhân viên cty Viettel
Thế nào là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?
Những facebooker có thể làm ǵ để có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?
Có hai điều mà các chế độ toàn trị rất sợ khi thống trị xă hội. Thứ nhất là thông tin mà đảng cầm quyền muốn giấu bị tiết lộ ra ngoài. Thứ hai là sự tập hợp lại của các công dân mà họ cai trị. Và đó chính là an ninh quốc gia của họ.
Về điều thứ nhất, dưới sự che dấu thông tin của đảng cộng sản, những tin đồn, những câu chuyện khôi hài chế giễu chế độ, từ lâu vẫn tồn tại, trước khi Facebook ra đời, và thậm chí trước cả Internet. Nhưng trong một cơ cấu cai trị với những tế bào cơ bản là chi bộ đảng bám rễ đến tận làng xă, đảng cộng sản hoàn toàn có thể kiểm soát những tin đồn ấy. Nay với Facebook, nó vượt tầm kiểm soát của đảng, đến từng cá nhân riêng lẻ với tốc độ ánh sáng.
Nhưng tin đồn, ngay cả khi nó là sự thật mà chỉ tồn tại trên màn h́nh máy tính, hay qua cửa miệng người dân, th́ cũng chẳng gây được tác hại ǵ. Tin đồn ấy chỉ có nghĩa khi được nghe và hiểu bởi một tập hợp con người. Và đó chính là nỗi sợ thứ hai của đảng cộng sản, và có lẽ là nỗi sợ lớn nhất.
Những người tù tiềm năng
Công văn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chỉ đạo các công ty trực thuộc tại các tỉnh phải chặn truy cập trang Facebook.
Từ khi nắm chính quyền đến nay, đảng cộng sản đă dẹp tan hết các nhóm chính trị hay nghề nghiệp mang tính dân sự mà họ không thể kiểm soát. Nhóm Nhân văn giai phẩm ở miền Bắc trước kia và nhóm Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở miền Nam là những tập hợp như vậy. Tương tự, các hội nghề nghiệp cũng được đảng cộng sản chăm sóc kỹ càng, và trên thực tế không có một hiệp hội thực sự nào ở Việt Nam. Điều đó được minh chứng qua nỗi gian truân của Luật Lập Hội, cho đến ngày hôm nay cũng chưa được ra đời.
Sự thành lập các hiệp hội, tập hợp những con người giống nhau, cùng chia sẻ những giá trị chung, chính là nền tảng của xă hội dân sự hiện đại. Xă hội dân sự ấy góp phần thúc đẩy một tiến tŕnh đối thoại hài ḥa trong xă hội, cân bằng quyền lực với giai tầng cầm quyền cũng như giới tài phiệt mà bây giờ được định h́nh là nhóm lợi ích.
Luật lập hội vẫn chưa bao giờ đuợc thông qua tại nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, và hơn thế nữa, bất cứ một cuộc tập hợp nào từ năm người trở lên đều phải xin phép nơi công cộng, một điều luật làm cho mọi công dân Việt Nam có thể trở thành những người tù tiềm năng.
Nay Facebook, ngoài khả năng truyền tin như ánh sáng của nó, lại thúc đẩy sự tập hợp. Các tập hợp hơn năm người nơi công cộng không được phép, nhưng Facebook lại tạo điều kiện thành lập những tập hợp hàng trăm, hàng ngàn người.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, có nhận xét về sự giành lại không gian công của giới văn nghệ sĩ Việt Nam như sau:
“Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài th́ là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet th́ người ta có thể nói thật cái ǵ người ta nghĩ.”
Từ sự chiếm lĩnh lại không gian công cộng, không gian bày tỏ ư kiến, cho đến sự thành lập các nhóm dân sự là không bao xa. Và đảng cộng sản chắc sẽ không thích thú điều đó.
Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài th́ là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet th́ người ta có thể nói thật cái ǵ người ta nghĩ.
-Andrew Lâm
Năm 2013 đă chứng kiến Nhóm kiến nghị 72 của các nhân sĩ trí thức ra đời với sự trợ giúp của internet. Sự đ̣i hỏi thẳng thắn của nhóm này về việc băi bỏ Điều Bốn trong Hiến pháp, qui định đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền, đă làm cho nó mang h́nh ảnh, bản chất đúng nghĩa của một nhóm dân sự, đó là cân bằng quyền lực, đấu tranh quyền lực với giới cầm quyền.
Hỗ trợ cho việc lan truyền ư tưởng của nhóm 72 chính là Facebook. Sau đó, một loạt các nhóm khác cũng được h́nh thành trên sự kết nối mênh mông và hiệu quả của Facebook, một trong những nhóm đó là Nhóm các công dân tự do, cũng đ̣i viết lại Hiến Pháp.
Nếu không có Facebook th́ vẫn có những trung tâm phát tán tư tưởng, ư kiến trái chiều với đảng cộng sản, đó là các trang mạng, các blog vô cùng đa dạng trong cuộc sống hiện đại. Nhưng Facebook lại tạo điều kiện cho các trung tâm ấy kết nối, trao đổi. Trước đây th́ chỉ có người quan tâm đến các trang mạng, các blog mới theo dơi những ư tưởng của chúng rồi truyền bá cho nhau. Nay sự kết nối của Facebook cũng có thể khiến kẻ bàng quan cũng phải chú ư, đánh thức những quan điểm tiềm ẩn trong con người họ, và từ đó họ tự nguyện đi đến chia sẻ với những người đồng điệu, đồng lư tưởng với ḿnh trong xă hội dân sự. Cứ như thế mà những nhóm độc lập trên Facebook được h́nh thành và phát triển.
Và biết đâu những nhóm ấy sẽ xuất hiện một lúc nào đấy trên dường phố. Lúc đó, nỗi ám ảnh của đảng cộng sản sẽ thành hiện thực.
Nếu chỉ có internet, mà khả năng tiếp cận của số đông dân chúng là không cao, nó sẽ không làm đảng cộng sản lo ngại. Nhưng đứa con lanh lợi của internet là Facebook th́ lại thúc đẩy sự tiếp cận, và điều quan trọng là nó làm cho người ta tập hơp lại, h́nh thành xă hội công dân.
Đă có hai blogger bị bắt trong thời gian gần đây, v́ lư do này hay lư do khác mà người ta tha hồ đồn đoán. Rồi lại có cả tin đồn rằng một danh sách 20 người khác sẽ bị bắt. Nhưng có vẻ như theo quan điểm của đảng cộng sản th́ cũng phải cầm tù luôn cả kẻ đồng lơa của các blogger là Facebook.
RFA