Mới 26 tuổi nhưng có "sổ" vào tù ra tội dày cộm, đối tượng Bùi Văn Tiến (SN 1987, ngụ xă An Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà B́nh) trốn truy nă “dạt” vào miền Trung định tiếp tục lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Điểm yếu "chết người" lần này của tên lừa đảo là "leo quá cao". "Mặt búng ra sữa", Tiến lại khệnh khạng trong bộ cảnh phục thiếu tá, trong khi, thông thường, để được đeo lon thiếu tá, các sĩ quan phải phấn đấu đến hàng chục năm, tuổi đời khó dưới 32...
|
Đối tượng Tiến đă lừa t́nh – tiền của hàng loạt thiếu nữ với bộ cảnh phục. |
“Thiếu tá cảnh sát” bốc hơi cùng chiếc xe của bạn gái mới quen
Trưa một ngày tháng 4/2013, chị Trần Thị Huệ (quê huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) mếu máo lội bộ dưới trời nắng t́m đến công an huyện Yên Dũng tŕnh báo chị vừa bị lừa mất một chiếc xe máy tay ga, điện thoại, tiền, tổng trị giá khoảng hơn 50 triệu đồng.
Theo lời tŕnh bày của bị hại, thủ phạm là đối tượng xưng tên Nguyễn Bảo Nam, khoảng 25 - 26 tuổi, đang công tác tại C45 (Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xă hội), Bộ Công an. Đặc điểm nhận dạng, nạn nhân chỉ nhớ đó là thanh niên cao khoảng 1m70, môi dày, mặt tṛn…
Trong một lần t́nh cờ gặp nhau tại một quán nước vắng khách, chị đă quen “anh công an”. Người thanh niên tự giới thiệu đang công tác ở Bộ Công an với nhiều giấy tờ có dán h́nh cầm lỉnh kỉnh trên tay.
Hôm ấy ngồi được một lúc, lấy lư do bận phải đi “bắt tội phạm”, Nam xin phép về trước. Khi đi, Nam không quên trao đổi số điện thoại với Huệ. Nửa tháng sau, Nam liên tục nhắn tin thăm hỏi “cô bạn dễ thương”. Chị Huệ dần cảm thấy “thân thiết”, lại càng thiện cảm hơn với anh công an “trẻ tuổi tài cao làm to ngất ngưởng”. V́ vậy, khi Nam có ư muốn mời chị Huệ uống nước, đồng thời rủ ra Hà Nội “xem nơi anh công tác”, cô gái đồng ư tắp lự.
Hẹn gặp tại quán cũ, lần này Nam cho hay, do đang đi làm nhiệm vụ, khi xong việc qua đây rồi “đồng đội đă thả anh lại tính chuyện riêng tư” nên hôm nay không đi xe máy. Xuất hiện trong trang phục công an mang hàm thiếu tá, thiếu nữ ngưỡng mộ tin tưởng, lập tức đưa ch́a khóa xe để người bạn chở đi. V́ đi đường xa nên mọi vật dụng theo lời Nam hướng dẫn là cất hết vào trong cốp xe.
Mới chạy một đoạn, gặp buổi trưa, cả hai dừng xe dùng bữa, tiện thể cho Nam thay bộ đồ cảnh phục để “đúng nội quy”. Vào quán, Nam chủ động gửi xe máy, cầm luôn ch́a khóa xe. Khi đă gọi nước uống và thức ăn, trong lúc chờ đợi, chị Huệ đi rửa mặt, tay chân trước. Khi cô trở về bàn, đến lượt Nam lịch sự xin phép đi vào nhà vệ sinh.
Tuy nhiên, thức ăn mang lên đă nguội mà “anh công an” vẫn chưa chịu ra, cô gái đành nhờ nhân viên quán vào nhà vệ sinh nam xem thử “bạn chị có bị làm sao không mà đi lâu quá”. Người của quán báo lại đă t́m măi vẫn không thấy ai. Nghi ngờ, chị Huệ chạy ra phía trước băi giữ xe, mới biết chiếc xe máy cùng nhiều vật dụng trong cốp đă “không cánh mà bay” theo “thiếu tá”.
Chết điếng người, nạn nhân mếu máo thất thểu đến công an Bắc Giang tŕnh báo sự việc.
Đối tượng trốn truy nă ưa “loè”
Một tháng sau đó, cuối tháng 5/2013, tại một nơi cách xa nơi xảy ra vụ lừa đảo nêu trên gần 1.000 km, Công an Đà Nẵng bất ngờ tiếp nhận tŕnh báo nghi ngờ của người dân về một thanh niên c̣n rất trẻ nhưng lại mang sắc phục cảnh sát nhân dân với quân hàm thiếu tá, bên hông luôn giắt súng ngắn.
Lạ hơn nữa, cảnh sát kiểu ǵ mà không đi làm việc, thường ngày chỉ ngồi “chém gió” với bất cứ ai vừa gặp. Ai nấy đều nghi ngờ đối tượng giả danh công an chứ “cỡ khuôn mặt “búng ra sữa” như ri, làm răng đạt “tầm” thiếu tá được”.
Một người dân c̣n lập luận: “Công an đă mặc cảnh phục đi lại công khai thân phận, th́ người địa phương không người này th́ người khác phải biết đó là ai, công tác ở đâu. C̣n thằng ni lạ hoắc”. Một nhân viên bảo vệ ngân hàng từng tiếp xúc với “thiếu tá” cũng thấy “nghi nghi”. Anh này từng xin xem giấy tờ của vị “cảnh sát”, được vui vẻ đáp ứng, nhưng lạ là toàn bộ thẻ ngành, giấy xác nhận, giấy giới thiệu đều không có con dấu.
Công an quận Ngũ Hành Sơn lập tức chỉ đạo lực lượng mật phục nhiều ngày để bắt giữ. Bất ngờ, không hiểu sao từ hôm ấy “thiếu tá” chỉ mặc trang phục thường dân. Cảnh sát đành nằm im chờ thời cơ.
Măi đến sáng 4/6, phát hiện đối tượng đang mặc cảnh phục, xuất hiện tại khu vực tổ 38 phường Mỹ An, các trinh sát áp sát yêu cầu xuất tŕnh giấy tờ. Viên “thiếu tá” mặt mày tái mét.
Đối tượng được làm rơ tên thật là Bùi Văn Tiến (26 tuổi, quê xă An Nghĩa, huyện Lạc Sơn, Hoà B́nh). Khám xét khẩn cấp nơi ở của tên giả danh, cảnh sát phát hiện Tiến tàng trữ một khẩu súng ngắn bắn đạn bi, một máy tính xách tay, hai máy tính bàn, rất nhiều thẻ Cảnh sát h́nh sự, Cảnh sát giao thông và Chứng minh nhân dân dán ảnh Tiến, mang tên Nguyễn Bảo Nam và đều không con dấu.
|
Đối tượng giả danh công an khi bị bắt tại Đà Nẵng. |
Tại cơ quan công an, hỏi Tiến v́ sao lại thường mặc cảnh phục này, đối tượng cho biết, do công an vốn được người dân nể trọng, tin tưởng… nên nếu giả dạng, sẽ rất dễ lừa đảo. Giải thích việc sao lại mang hàm thiếu tá, sao không đeo lon cấp úy cho “đỡ bị lộ”, đối tượng thật thà: “Em cũng chẳng biết cấp hàm như thế nào, chỉ đoán sơ sơ, tưởng vài gạch th́ “oách” hơn”. Lúc đặt mua cảnh phục, Tiến cũng đến cửa hiệu hô bừa chứ không quan tâm hàm to hay nhỏ là như thế nào.
Lừa t́nh – tiền hàng loạt thiếu nữ rồi bỏ trốn xuyên Việt
Lật giở hồ sơ nhân thân, “thiếu tá công an” lúc này hoá ra là đối tượng đang trốn lệnh truy nă. Điều đáng nói, Bùi Văn Tiến c̣n khá trẻ nhưng có "bề dày" tù tội. Tốt nghiệp lớp 12, v́ điều kiện gia đ́nh kinh tế khó khăn, Tiến không theo con đường học vấn nữa mà ở nhà xin làm công nhân. Nhưng chưa hết tháng làm việc đầu tiên, gă trai làng ham chơi lười làm đă nghỉ phăng v́ quá cực nhọc mà thu nhập ít.
Tiến lân la lên mạng làm quen rồi lừa tiền của nhiều gia đ́nh các cô gái trẻ ở huyện Tân Lập (Hoà B́nh). Song song lúc này, đối tượng cũng cho nhiều gia đ́nh các cô gái ở huyện Lạc Sơn cùng tỉnh Hoà B́nh “ngậm đắng nuốt cay khi vừa “xơi t́nh” vừa lấy tiền, vừa trộm cắp. Bị bắt, tháng 9/2009, Tiến bị TAND huyện Tân Lập kêu án 18 tháng tù giam tội chiếm đoạt tài sản. Tháng 10/2009, TAND huyện Lạc Sơn kêu án 21 tháng tù giam. Cùng thời điểm, TAND TP.Hoà B́nh kết tội Tiến chiếm đoạt tài sản, trộm cắp, tuyên án 12 tháng tù giam.
Măn hạn tù, đến tháng 1/2011, Tiến “dạt” sang huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên) để “làm ăn” và tiếp tục vướng ṿng lao lư với 2 năm tù cho tội danh trộm cắp tài sản. Tháng 4/2011, Tiến được cho tại ngoại 6 tháng v́ lư do sức khoẻ. Bất ngờ đối tượng bỏ trốn và bị truy nă trên toàn quốc.
Sau khi tẩu thoát, hắn đă gây ra vụ lừa đảo nạn nhân Huệ tại Bắc Giang. Bán tài sản vừa lừa được, hắn nhắm đến các tỉnh miền Trung, liền rong ruổi vào Đà Nẵng. Đối tượng từng đến một trụ sở ngân hàng tại đường Ngũ Hành Sơn đưa giấy giới thiệu cho người bảo vệ, tự xưng ḿnh làm việc tại Cục Cảnh sát h́nh sự, đang đi công tác nên xin được gửi đồ đạc và ở lại đây buổi tối.
Để tạo ḷng tin, trước đó, đối tượng đến một cửa hàng may cảnh phục trên đường Điện Biên Phủ (Đà Nẵng) mua một bộ với quân hàm thiếu tá. Mỗi sáng, Nam mặc bộ đồ này diễu qua các ngả đường làm quen người dân để “t́m mồi”.
Trở lại vụ việc, trước sự cảnh giác của người dân, đối tượng chưa kịp gây ra vụ án nào ở Đà Nẵng. Công an quận Ngũ Hành Sơn đă ra quyết định tạm giam, chờ sự phối hợp của công an tỉnh bạn, đồng thời tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. Qua vụ án, một vấn đề khác đặt ra là cơ quan chức năng cần siết chặt công tác quản lư những nơi may đồ cảnh phục, tránh để những đối tượng lừa đảo lợi dụng gây án.
Vân Anh