Nghe dân thực ḷng chứ không phải đầu môi chót lưỡi
Cái đích cuối cùng của việc tổ chức chính quyền đô thị là tạo sức phát triển mạnh mẽ cho TP và nâng cao chất lượng sống của người dân.
“Bản thân tôi và các đại biểu quốc hội (ĐBQH) TP phải nỗ lực và cố gắng hơn nữa; luôn lắng nghe tiếng nói từ bà con nhân dân, lắng nghe một cách thực ḷng chứ không phải chót lưỡi đầu môi và lấy những yêu cầu từ người dân, từ thực tiễn phát triển đặt ra để nhắc nhở cán bộ, đảng viên làm việc tốt hơn nữa. Tất cả đều xuất phát từ cái tâm trọng dân và thương dân nhằm cống hiến nhiều hơn nữa, đưa TP phát triển bền vững; chăm lo cho đời sống đồng bào tốt hơn…”.
Đó là những chia sẻ của Ủy viên Bộ Chính trị, ĐBQH, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải tại buổi tiếp xúc của đoàn ĐBQH TP với Ủy ban MTTQ TP để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 5 (QH khóa XIII) sáng 27-6.
Tại cuộc tiếp xúc, cùng với sự hoan nghênh QH về kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, một số đại biểu cũng đề nghị phải phân định rơ hơn nữa về mức độ lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá một cách chính xác chất lượng các vị trí cán bộ chủ chốt ở trung ương vào những lần lấy phiếu tới. Ông Đồng Văn Khiêm, Ủy viên Ủy ban MTTQ TP, cho rằng với ba mức lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp sẽ cho kết quả “ḥa cả làng” v́ rất khó có vị nào đó rơi vào mức không tín nhiệm. “Có thể thấy việc lấy phiếu tín nhiệm theo ba mức này tạo ra một “vùng an toàn” cho những người được lấy phiếu” - ông Khiêm nhận xét.
Theo ông Khiêm, nếu lấy phiếu tín nhiệm theo ba mức như vừa qua th́ sẽ khó có việc bỏ phiếu tín nhiệm, v́ khả năng sẽ không có ai bị tín nhiệm thấp dưới 50% hai lần liên tiếp. “Cho nên QH cần phải thiết kế hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm trong lần lấy phiếu tín nhiệm tới đây để ư nghĩa của hoạt động này thực chất hơn” - ông Khiêm đề nghị. Các đại biểu cũng góp ư, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp sắp tới của HĐND TP.HCM cần phản ánh đúng thực chất, v́ người dân TP quan sát kỹ và nắm rơ các cán bộ nằm trong diện lấy phiếu.
Các ủy viên Ủy ban MTTQ TP cũng đánh giá cao hoạt động của đoàn ĐBQH TP.HCM, nhất là trong việc thuyết phục QH sẽ ra nghị quyết cho phép TP thí điểm tổ chức chính quyền đô thị (CQĐT). Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cho hay: Đây là vấn đề hệ trọng, liên quan sâu sắc đến sự phát triển của TP. TP sẽ chuẩn bị kỹ đề án để tŕnh Chính phủ xem xét tŕnh QH ra Nghị quyết cho phép TP.HCM thí điểm tổ chức CQĐT trong thời gian tới. “Cái đích của việc tổ chức CQĐT là thiết kế cho bộ máy chính quyền TP phục vụ nhân dân một cách tốt nhất, tạo điều kiện phát huy các nguồn lực to lớn của TP để TP phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng sống của người dân, khép dần khoảng cách giàu nghèo...” - ông Hải nhấn mạnh.
Vấn đề chống tham nhũng và nhóm lợi ích cũng được các ủy viên Ủy ban MTTQ TP đề cập. Ông Trần Thiện Tứ đề nghị: “QH cần phải chỉ rơ những nhóm lợi ích đang chi phối đất nước này đang nằm ở đâu”.
Đối chiếu vào thực tế làm thủy điện tràn lan gây ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng như từ vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 (Gia Lai) vừa rồi, ông Đồng Văn Khiêm đặt vấn đề: “Ai quản lư, kiểm định chất lượng công tŕnh thủy điện? Ai chống lưng cho ngành thủy điện muốn làm ǵ th́ làm? Đề nghị các ĐBQH có trách nhiệm hỏi rơ vấn đề này”.
TM
|