Washington đă gần như thành công trong việc nhập vai ‘nạn nhân bị thiệt hại’ trong vụ ‘kẻ phản bội Snowden’ đánh cắp tài liệu mật. Nhưng 'kẻ hai mặt' không thể giữ măi cái kim nhọn trong vỏ bọc.
Châu Âu giận dữ
Châu Âu đang có những phản ứng giận dữ sau thông tin Hoa Kỳ ḍ la, theo dơi các đối tác của ḿnh. Nhiều quốc gia đă chỉ trích hành động ‘chơi xấu’ của Mỹ và yêu cầu phía Nhà trắng một lời giải thích.
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 1/7 lên tiếng cho rằng hoạt động này là "không thể chấp nhận được" trong quan hệ giữa các đối tác và các đồng minh. Pháp khẳng định có đầy đủ bằng chứng để yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay hoạt động theo dơi EU. Ông Hollande cho biết, mức độ nghiêm trọng của sự việc có thể đe dọa tới thỏa thuận song phương lớn nhất từ trước tới nay giữa Eu và Mỹ, dự kiến khởi động vào ngày 8/7.
Ông Hollande nói sẽ không có cuộc đàm phán nào hết nếu như không có đảm bảo rằng t́nh trạng do thám sẽ chấm dứt "ngay lập tức".
Mỹ truy cập dữ liệu cá nhân của 70% công dân EU
Chính phủ nước Đức cũng khẳng định, hành động của Mỹ với các bạn hữu là điều không thể chấp nhận được. "Việc này ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi, rằng những người bạn Mỹ coi châu Âu là kẻ thù", Bộ trưởng Tư pháp Đức Sabine Leutheusser-Schnarrenberger nói. "Nếu báo cáo trên là chính xác th́ hành động này giống như giữa các kẻ thù thời Chiến tranh Lạnh".
Người đứng đầu Nghị viện châu Âu - ông Martin Schulz hôm 30/6 đă đưa ra tuyên bố đặc biệt. Ông khẳng định, những việc làm gây bất b́nh của CIA, NSA và những cơ quan t́nh báo khác của Hoa Kỳ sẽ không thể bị ỉm đi không dấu vết.
"Tất cả những chuyện này rất tệ hại. Nếu thông tin được xác nhận, th́ sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ”, ông Schultz nhận định.
Với phản ứng giận dữ của hầu hết các quốc gia EU, Nhà Trắng có thể sẽ phải hứng chịu những hậu quả nặng nề trong vụ scandal theo dơi người dân ở nhiều nước châu Âu.
Sự chân thành giả tạo?
Cuối tuần qua, tạp chí Đức Der Spiegel dẫn các tài liệu do cựu nhân viên của CIA và NSA Edward Snowden cung cấp cho thấy ít nhất có 38 đại sứ quán và cơ quan đại diện của các quốc gia khác nhau tại New York và Washington là mục tiêu theo dơi của cơ quan đặc nhiệm Hoa Kỳ.
Cụ thể, trong tài liệu đề mốc tháng Chín 2010 nói về việc tổ chức nghe trộm trong trụ sở các phái đoàn EU, tại các đại sứ quán Pháp, Italy và Hy, cũng như tại cơ quan đại diện ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo những tư liệu đă công bố, t́nh báo Mỹ thâm nhập vào máy tính và mạng điện thoại của ba ṭa nhà: Văn pḥng phái đoàn EU tại Washington và Liên Hợp Quốc, cũng như trụ sở Brussels của Hội đồng châu Âu.
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden - người vạch trần thủ đoạn của Mỹ với đồng minh
Ṭa nhà ở Brussels được sử dụng làm nơi tiến hành các hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu, nơi các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ Liên minh châu Âu thảo luận và thông qua các quyết định quan trọng, kể cả trong lĩnh vực kinh tế và chính sách đối ngoại. Trong các văn pḥng đều có cài đặt "con rệp".
Đối tượng bị nghe lén là toàn thể ban lănh đạo nghị viện và các bộ trưởng Liên minh châu Âu. Một khối lượng lớn thư điện tử của EU cũng đă bị đọc trộm.
Các chuyên viên an ninh châu Âu đă xác minh được rằng những cuộc “tấn công thầm lặng” trên đường dây điện thoại của EU xuất phát từ một khu vực của Brussels, nơi bố trí trụ sở NATO, cũng có các chuyên viên NSA.
Ông Aleksandr Babakov thành viên ủy ban đối ngoại của viện Duma quốc gia Nga nhận xét: “Ngay cả trong quan hệ với các đối tác của ḿnh, Washington không những không tuân thủ những tiêu chí sơ đẳng của phép lịch sự xă giao, mà cũng không coi đối tác là ǵ. Điều này đặt ra nghi vấn về sự chân thành của Hoa Kỳ khi cộng tác với những nước khác”.
Vụ scandal được gọi là “bước ngoặt châu Âu” bùng ra vào thời điểm rất không thích hợp đối với Mỹ. Ít ngày trước, Washington đă gần như đă thành công khi hướng sự chú ư của toàn thế giới vào sự kiện ‘kẻ phản bội Snowden’. Hoa Kỳ đă tự thể hiện ḿnh không chỉ là đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất v́ tiết lộ của Snowden, mà gần như c̣n thuyết phục được bộ phận công luận rằng động tác phản bội này sẽ làm suy yếu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Thế nhưng giờ đây có vẻ là Washington một lần nữa phải gồng lên cố mà giữ thế thủ thật vững.
Viên San (tổng hợp)
Nguoiduatin