Từ tháng 10 đến tháng 12 tới, bốn họa sỹ Việt kiều Mỹ sẽ về Việt Nam sinh sống, trải nghiệm và vẽ tranh về Hà Nội, trong đó họa sỹ Etcetera Nguyễn Trường muốn tiếp bước con đường vẽ tranh phố của cố họa sỹ Bùi Xuân Phái.
Họa sỹ ETC (trái) và Lệ Chi vẽ ở phố Bolsa, quận Cam, California (Mỹ). Ảnh: nhân vật cung cấp.
Người khởi xướng chương tŕnh này là họa sỹ Etcetera Nguyễn Trường ( thường gọi là ETC), chàng thanh niên Sài G̣n sau hơn 20 năm xa xứ, nay đang bị Hà Nội hớp hồn. Anh ETC là tổng thư kư của tờ báo tiếng Việt tại Mỹ Việt Weekly. Trong thời gian hai tháng đầu năm 2013 lưu trú ở Hà Nội, anh ETC đă vẽ khoảng 40 bức tranh về Hà Nội, trong đó có nhiều bức vẽ phố cổ Hà Nội và những bức kư họa người dân Hà Nội. Sắp tới, anh muốn chuyên tâm vẽ phố Hà Nội.
Từ phố Bolsa đến Hà Nội phố
Một loạt sự kiện như Trại hè Việt Nam 2013, hội nghị doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, hội nghị giữ ǵn tiếng Việt …diễn ra từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2013 (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức) có mời báo Việt Weekly.
Anh ETC dự định sẽ về và ở lại Việt Nam, thay v́ đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam vừa tốn thời gian vừa tốn tiền bạc. Anh quyết định sống cùng người Hà Nội trong 6 tháng để t́m hiểu và vẽ Hà Nội trong quăng nghỉ của các hoạt động báo chí.
Bị hấp dẫn bởi chương tŕnh của anh ETC, ông Lê Vũ, chủ nhiệm tờ Việt Weekly và hai nữ họa sỹ là Lệ Chi và Vicky Huyền Phạm cũng “đ̣i” được tham gia, người ở lại một tháng, người ở hai tháng, tùy theo điều kiện công việc.
Các pḥng tranh chỉ chép lại nên các tranh đa phần chỉ na ná nhau. Tôi thấy, Hà Nội qua cái nh́n của các họa sỹ địa phương thiếu sự đầy đủ. Tôi muốn cố gắng phác họa một Hà Nội với nhiều chi tiết .
Họa sỹ ETC
Nguyễn Trường |
Bốn người vốn là thành viên của Câu lạc bộ họa sỹ Việt ( Vietnamese Artitist Club- VAC), câu lạc bộ của những người Việt yêu thích hội họa tại Mỹ, dù họ đều làm nhiều ngành nghề khác nhau.
Anh Lê Vũ, chủ nhiệm tờ Việt Weekly, vốn là kỹ sư. Trước khi là kỹ sư, anh cũng thích nghiệp vẽ nhưng rồi cuộc đời đưa đẩy anh đến với nghề báo. Anh Lê Vũ dự định sẽ ở lại Hà Nội 2 đến 3 tháng để vẽ tranh.
Hai nữ họa sỹ tham gia chương tŕnh này là Lệ Chi và Vicky Huyền Phạm đều tốt nghiệp mỹ thuật ở Mỹ. Hai chị đều là thành viên của câu lạc bộ vẽ ngoài trời của Mỹ, câu lạc bộ được tổ chức với qui mô toàn thế giới. Ngoài hội họa, công việc đem lại thu nhập chính cho họa sỹ Lệ Chi là nghề xăm thẩm mỹ. Chị dự định sẽ dành 1 đến 3 tháng ở Hà Nội để vẽ tranh. Họa sỹ Vicky bận rộn hơn với công việc làm tóc ở bên Mỹ, nên chị chỉ có khoảng một tháng sống và vẽ tranh ở Hà Nội.
Điều khá thú vị, các họa sỹ trên đều không xuất thân từ Hà Nội. Anh Lê Vũ, quê B́nh Định, chị Lệ Chi người gốc miền Tây. Nếu như anh Lê Vũ có nhiều dịp đi và đến Hà Nội th́ họa sỹ Lệ Chi và Vicky chưa một lần đến Hà Nội. Dường như, t́nh yêu Hà Nội của họa sỹ ETC đủ lớn để lây lan sang các bạn đồng nghiệp, đồng nhóm của ḿnh.
Họa sỹ ETC tâm sự: “Chị Lệ Chi đă từng về miền tây vẽ thuyền thúng, thuyền nan, vẽ cảnh Phan Rang, Phan Thiết và mang sang Mỹ rất được yêu chuộng. Nghe nói là tranh của chị tiêu thụ cũng được khi chị gởi tranh ở một số pḥng tranh ở Mỹ. Thấy tôi vẽ về Hà Nội, thế là chị thích thú theo ngay”.
Họa sỹ ETC cho biết: “ Nhóm VAC thường xuyên đi vẽ ngoài trời như vẽ phố Bolsa, quận Cam, bang California và các phố khác tại Mỹ. Khuynh hướng vẽ ngoài trời khá thịnh hành ở Mỹ với nhiều câu lạc bộ h́nh thành khắp nơi trên khắp nước Mỹ”.
Muốn tiếp nối Bùi Xuân Phái
Trước khi làm báo, anh ETC là chủ pḥng tranh, có studios và có dịp làm việc với một số nghệ sỹ, họa sỹ Việt Nam trong và ngoài nước. Anh đă biết tới tranh của cố họa sỹ Bùi Xuân Phái khoảng 10 năm trước đây.
Sau chuyến trở về Việt Nam lần đầu tiên năm 2006, anh đă có dịp tiếp xúc, tṛ chuyện với anh Bùi Thanh Phương, con trai của cố họa sỹ Bùi Xuân Phái và thêm hiểu, thêm yêu người họa sỹ tài ba này cũng như các tác phẩm của ông. Anh ETC rất muốn theo con đường hội họa của danh họa này, vẽ phố cổ Hà Nội.
Họa sỹ ETC cho biết: “Tôi đi xem tranh ở các gallery trong phố cổ và thấy lạ là các họa sỹ, kể cả Bùi Xuân Phái vẽ về Hà Nội bằng tâm cảm nhiều hơn. Tôi thấy, Hà Nội qua cái nh́n của các họa sỹ địa phương thiếu sự đầy đủ. Tôi muốn cố gắng phác họa một Hà Nội với nhiều chi tiết”.
Trong hai tháng sống và vẽ ở Hà Nội hồi đầu năm 2013, họa sỹ ETC đă vẽ được khoảng 40 bức tranh tại Hà Nội và được một số gallery ở Hà Nội nhận treo tranh (hiện đă bán được bốn bức).
Bức vẽ “Cầu Long Biên” của anh đă được một cặp vợ chồng du khách Pháp mua với giá 600.000 đồng khi anh đang lang thang vẽ trên khu phố cổ. Anh nói: “Tôi thấy họ thích thú với bức vẽ của tôi và hỏi mua th́ tôi bán, không kể đắt rẻ”.
Trong 6 tháng trải nghiệm tại Hà Nội tới đây, họa sỹ ETC sẽ dành phần lớn thời gian để t́m hiểu sâu hơn về cuộc sống và con người Hà Nội. Anh dự định sẽ tập trung vẽ phố cổ Hà Nội và phố Hà Nội nói chung, trong đó có phố Đào Tấn, nơi anh thuê trọ.
Dù công việc báo chí bận rộn, nhưng họa sỹ ETC cho biết: “Ngày xưa, ḿnh cứ quan niệm làm xong việc này, mới làm việc kia. Tôi nhận thấy, chờ đến lúc về hưu mới vẽ th́ uổng phí quá. Thế nên bây giờ tôi vừa đi, vừa vẽ, vừa làm báo. Tôi cho rằng, thời điểm này với cá nhân tôi là rất tốt để làm việc, suy tư về cuộc sống, con người, nhất là ở VN là một môi trường có quá nhiều thứ để học hỏi và phản ánh”.
Và giờ đây, ETC rất hào hứng với kế hoạch sống, làm báo và vẽ tranh về Hà Nội. Anh nói: “Mỗi lần về Việt Nam với tôi là một lần thích thú. Việt Nam có cái hay là mỗi vùng miền, sự đón nhận các trào lưu văn hóa của mỗi vùng miền đều khác nhau. Tôi chắc rằng, người hải ngoại cũng rất thích thú với những video clip mà tôi ghi lại và phản ánh trên trang Vietweekly.com như chuyện đi chợ, ăn uống, vá xe, thời trang, tắm mưa để nhớ lại thời thơ ấu...”
Nguồn: Anh Vũ/Tienphong