R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: May 2007
Posts: 125,277
Thanks: 9
Thanked 6,367 Times in 5,332 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 160
|
165 triệu USD ‘sắm’ buưt nhanh: Hà Nội tiêu tiền ‘chẳng giống ai’
Việc bóc bỏ lớp bê tông nhựa mới xây dựng, chất lượng c̣n tốt để triển khai Dự án xây dựng hạ tầng để triển khai tuyến xe buưt nhanh (BTR) của Hà Nội đang gây sự bất b́nh của nhân dân v́ sự lăng phí số tiền khổng lồ. Bài viết dưới đây của một chuyên gia - tiến sĩ giao thông ngành cầu đường vừa gửi đến báo điện tử Nguoiduatin.vn, cho thấy không chỉ lăng phí, dự án c̣n cho thấy sự “thiếu hiểu biết” của chủ đầu tư.
Nh́n từ góc độ kỹ thuật, việc thiết kế lớp mặt đường bê tông xi măng để giống với các dự án ở Indonesia, Philipin như lănh đạo ban quản lư dự án đưa ra, chứng tỏ sự thiếu hiểu biết một cách rất sơ đẳng của chủ đầu tư.
Tại các nước nêu trên, họ xây dựng mới các tuyến đường dành cho xe buưt nhanh, và với máy rải bê tông chuyên dụng (Paver), các khe co, giăn cũng được thi công tự động bằng máy tự hành. Do đó, đường êm thuận hơn, và đặc biệt, không bị lăng phí v́ phải bóc bỏ lớp mặt đường bê tộng nhựa mới thi công như tại Hà Nội.
Việc áp dụng lớp bê tông xi măng vào tuyến đường nội đô là một việc rất không nên áp dụng, bởi đặc điểm đô thị của Hà nội khác hẳn các tuyến đường ở nước ngoài. Tại các nước, qui hoạch đô thị được triển khai rất khoa học, các tuyến xe buưt nhanh để nối các khu đô thị vệ tinh, do đó, phần đường áp dụng lớp bê tông xi măng thường được bố trí ở ngoài khu vực dân cư đông đúc, nên tránh được nhược điểm rất lớn của loại h́nh kết cấu mặt đường này là gây tiếng ồn lớn. Với cách thi công bằng phương pháp thủ công như Hà Nội đă áp dụng, khi xe buưt chạy, sẽ gây tiếng ồn rất lớn cho các phương tiện ở làn bên cạnh, cũng như dân cư bên cạnh tuyến đường. Do điều kiện thời tiết nhiệt đới, việc bố trí các khe co, khe giăn sẽ nhiều hơn, để đảm bảo chất lượng công tŕnh, nên tiếng ồn gây ra sẽ lớn hơn.
Lư giải việc sử dụng đường bê tông xi măng để chống lún mặt đường, do loại h́nh mặt đường này có khả năng ổn định cao hơn bê tông nhựa nóng khi xe buưt nhanh là loại phương tiện có tải trọng khá lớn, điều này khá hợp lư. Vậy nhưng, với loại h́nh đường đô thị, ngày nay, người ta có thể sử dụng các loại mặt đường bê tông nhựa polime, hoặc thay đổi các kết cấu mặt đường dựa theo tải trọng để giải quyết vấn đề này (gia cường mặt đường cũ) mà không phải phá bỏ như cách mà Hà Nội đang làm.
Qui hoạch Hà Nội không ổn định, do đó, việc áp dụng loại kết cấu đắt tiền (nhưng có tuổi thọ cao) như mặt đường bê tông xi măng, vô h́nh trung, cũng sẽ không cần thiết.
Do thực hiện qui hoạch theo kiểu chắp vá, không đồng bộ, nên để thực hiện dự án này, sẽ phải nâng cấp cây cầu vượt nhẹ mới hoàn thành, gây tốn kém hang chục tỷ đồng cũng đă phần nào cho thấy Hà Nội đang thực hiện các dự án bằng tiền ngân sách- vốn là tiền của nhân dân, theo kiểu “chẳng giống ai”.
Về năng lực thông hành, rơ ràng, xe buưt nhanh không phải là loại phương tiện có thể giúp giải quyết tốt bài toán vận chuyển công cộng. Bởi thực tế, với một đô thị lớn hơn 10 triệu dân như Hà Nội, việc giải quyết bài toán giao thông công cộng chắc chắn sẽ phải dựa vào các phương tiện có sức chứa lớn, tốc độ nhanh như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao. Chỉ dăm bảy năm nữa, khi các dự án này thực hiện, chắc chắn, dự án xe buưt nhanh sẽ trở thành lạc hậu và chấm dứt sứ mệnh của ḿnh. Khi đó, người dân lại tiếp tục phàn nàn không chỉ là sự lăng phí của dự án này, mà c̣n là tầm nh́n của lănh đạo Hà Nội năm 2103.
Do đó, rất cần xem xét liệu có nên tiếp tục triển khai dự án tốn kém hàng trăm triệu đô la này nữa hay không, trong khi ngân sách của TP Hà Nội đang rất cần cho nhiều dự án thiết thực hơn như xây dựng nhà trẻ, bệnh viện, . . . .
TM
|