Theo một báo cáo trích dẫn bởi tờ Australian Financial Review (AFR), các cơ quan t́nh báo và quốc pḥng ở Anh, Úc, và Mỹ đă cấm sử dụng máy tính Lenovo trong nội bộ do phát hiện một số lỗ hổng có khả năng cho phép truy cập từ xa trong quá tŕnh kiểm nghiệm.
Chính phủ một số nước đă nghi ngờ các công ty công nghệ Trung Quốc từ lâu, gần đây nhất là các nghi ngờ từ các nước Anh và Mỹ xung quanh hai hăng viễn thông Huawei và ZTE. Mặc dù Lenovo đă phát triển và trở thành một trong những nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới, nhưng sản phẩm của hăng vẫn chưa được sử dụng trong các hệ thống mạng nội bộ được bảo mật cao của các chính phủ trên thế giới.
Lệnh cấm trên được cho là đă mở rộng trên toàn nhóm "Five Eyes-Ngũ nhăn" bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ, do các cơ quan t́nh báo này có liên kết mạng với nhau.
Lenovo hiện vẫn chưa thực hiện động thái nào liên quan đến việc bổ sung các chứng chỉ bảo mật cho các phần cứng theo như yêu cầu của các cơ quan t́nh báo, tuy nhiên theo như báo cáo của AFR th́ t́nh h́nh hiện tại c̣n rất nhiều điều cần làm rơ.
Các nguồn tin t́nh báo khẳng định lệnh cấm đă được ban hành vào giữa những năm 2000 "sau những thử nghiệm chuyên sâu trong pḥng thí nghiệm trên các thiết bị cho thấy có những lỗ hổng về ‘cửa sau’ trên phần cứng và ‘tŕnh điều khiển’ trong các chip của Lenovo". Chi tiết về những phát hiện này vẫn đang được bảo mật, nhưng các lỗ hổng này được cho là có thể cung cấp cho những kẻ xâm nhập khả năng truy cập từ xa đến thiết bị.
Bên cạnh đó cũng có quan ngại về mức độ quan hệ của Lenovo với chính phủ. Học viện Khoa học Trung Quốc nắm giữ lượng cổ phần đáng kể trong tập đoàn Legend Holdings, là cổ đông lớn nhất của Lenovo. Trong phản hồi của ḿnh với AFR, Lenovo đă nói rằng họ không biết đến lệnh cấm từ các cơ quan gián điệp này.
Cùng với những vụ “lùm xùm” gần đây về các cơ cấu giám sát chuyên sâu giống như NSA th́ cũng khó ḷng mà không nghi ngờ về các loại công nghệ tinh vi này.
H.Nam
(theo The Next Web)