Ṭa Bạch Ốc đă hủy bỏ một cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin được lên lịch vào tháng tới ở Moscow. Một trong những lư do được đưa ra là việc Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời một năm cho cựu nhân viên t́nh báo Edward Snowden đang bị Mỹ truy nă về tội gián điệp. Thông tín viên VOA Andre de Nesnera nói những tiết lộ của Snowden đă khơi lên một cuộc thảo luận về vấn đề phản quốc.
Việc Edward Snowden ṛ rỉ những chi tiết của một số chương tŕnh theo dơi bí mật của Cơ quan an ninh quốc đă gây nên một cuộc tranh luận về việc liệu Snowden có phải là kẻ phản quốc hay không.
Đối với ông John Bolton, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, th́ rơ ràng là như vậy:
"Tôi xem anh ta là kẻ phản quốc. Anh ta đă đem những bí mật rất quan trọng của Mỹ và chắc chắn là trao một số cho Trung Quốc, một số cho Nga. Giờ th́ cả Nga và Trung Quốc có lẽ đă nắm hết những bí mật này. Một số người nói đó không hẳn là hoạt động gián điệp, bởi v́ hoạt động gián điệp chỉ diễn ra khi bạn chỉ đưa bí mật cho chính phủ một nước. Tôi phải nói rằng công khai hết như vậy c̣n tệ hơn hoạt động gián điệp, bởi v́ lúc đó chính phủ 190 nước đă biết được những bí mật của Mỹ."
Ông David Barrett, một chuyên gia về an ninh quốc gia giảng dạy tại Đại học Villanova, lại nh́n Snowden theo hướng khác. Ông nói:
"Tôi xem anh ta là một người đào tẩu. Có rất nhiều cái tên khác nhau để mô tả anh ta: người đi tố giác, người ṛ rỉ thông tin. Chắc chắn tôi sẽ gọi anh ấy là người đào tẩu. Đây là sự kiện rất nghiêm trọng đối với một người làm việc cho cơ quan t́nh báo, v́ khi làm cho cơ quan này, ta phải kư thỏa thuận giữ bí mật. Tôi nghĩ việc rời nước và tiết lộ những bí mật đó là điều rất nghiêm trọng."
Bộ Tư pháp Mỹ đă ra cáo buộc h́nh sự đối với Snowden: tội đánh cắp tài sản của chính phủ, trao đổi trái phép thông tin quốc pḥng, và cố t́nh trao đổi thông tin mật trái phép cho người khác.
Snowden nói một trong những lư do anh ta ṛ rỉ những tài liệu là muốn mở một cuộc thảo luận về những chương tŕnh theo dơi bí mật của chính phủ Mỹ.
Ông Stephen Vladeck, một chuyên gia về luật an ninh giảng dạy trường Luật thuộc Đại học American, nhận định:
"Những cuộc thảo luận đang diễn ra ở Washington lúc này lẽ ra sẽ không xảy ra nếu không nhờ Snowden. Và tôi nghĩ đó là một điều tốt. Nếu ai đó hỏi tôi Edward Snowden một tội phạm hay một người tố cáo chuyện sai trái, tôi sẽ nói rằng anh ta là cả hai. Từ đó phải nhớ lấy một điểm lớn hơn rằng đôi khi làm điều hợp pháp và làm điều đúng không nhất thiết là cùng một thứ."
Ông Aziz Huq, một chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc gia và luật hiến pháp tại Đại học Chicago, cho biết Edward Snowden chắc chắn không phải là kẻ phản quốc. Ông nói:
"Chúng ta có định nghĩa rất cụ thể về tội phản quốc trong luật pháp của Mỹ, định nghĩa này không chỉ có trong luật liên bang mà c̣n trong Hiến pháp. Luật đề cập đến một nhóm rất hạn hẹp những h́nh thức cố ư trợ giúp kẻ thù trong thời chiến."
Ông Huq nói, ví dụ, những người Mỹ nào chiến đấu cho quân đội Đức Quốc xă là những kẻ phản quốc và có những vụ truy tố và hành quyết v́ tội phản quốc vào thời Thế chiến thứ hai. Ông nói:
"Người cuối cùng bị truy tố về tội phản quốc là Adam Gadahn, một người Mỹ gia nhập al-Qaeda và làm phát ngôn viên nói tiếng Anh cho tổ chức này. Lư lẽ để truy tố ông ta theo luật tội phản quốc rất chặt chẽ v́ ông đă ra đi và hỗ trợ cho kẻ thù của Mỹ theo cách quả quyết và có chủ ư. Những vụ việc và điều kiện như vậy không giống vụ Snowden ǵ cả."
Ông Huq nói sử dụng từ "kẻ phản quốc" là "hết sức thiếu thỏa đáng khi nói về một người nào đó đă tiết lộ thông tin chắc chắn rất quan trọng cho các cuộc tranh luận công khai."
Đa số người Mỹ dường như tán đồng với ư kiến của ông Huq. Một cuộc thăm ḍ gần đây của Đại học Quinnipiac cho biết 55% những người được hỏi tin Snowden là người đi tố giác chứ không phải là một kẻ phản quốc.
André de Nesnera, VOA