Nga đang xem xét khả năng chuyển các lao động Việt Nam trên đến các địa diểm tạm giữ cố định. Khu lều bạt sẽ được dỡ bỏ sau khi toàn bộ các lao động trên đă về nước.
“Chúng tôi xin nhấn mạnh chiến dịch truy quét vừa qua tại Mátxcơva được thực hiện với mục đích xóa bỏ những vi phạm trong lĩnh vực di cư vào Nga, chứ không nhằm vào các lao động Việt Nam. Phía Nga rất tiếc khi công dân Việt Nam cũng bị cuốn vào ṿng xoáy của chiến dịch này” – Tham tán Công sứ Đại sứ quán Nga Gennady Bezdetko cho Lao Động hay.
Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động ngày 13.8, Tham tán Gennady Bezdetko cũng liên tục khẳng định t́nh cảm yêu quư của người dân Nga đối với Việt Nam.
Theo Tham tán Bezdetko, chính quyền Nga “trước sau như một” luôn mong giải quyết vấn đề - dù phức tạp nhất - trên tinh thần quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, với tinh thần đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga. Ông cho biết, phía Nga đang nỗ lực tối đa để có thể đưa toàn bộ các lao động Việt Nam bị giữ tại khu lều bạt về nước trong tháng 8.
“Lập trường của chúng tôi là các chiến dịch chống người di cư bất hợp pháp vào Nga không nên gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Ngược lại, hai bên phải phân tích kỹ những vấn đề đă tồn tại và nảy sinh để có những biện pháp xử lư cụ thể và hữu hiệu, cũng như đề pḥng những vấn đề này xuất hiện trở lại trong tương lai.
Việt Nam và Nga đă kư hiệp định liên chính phủ về hợp tác đấu tranh chống di dân bất hợp pháp năm 2008. Cuối năm 2013, dự kiến sẽ có phiên họp của nhóm hỗn hợp song phương để thúc đẩy việc thực hiện hiệp định quan trọng này”, ông cho biết.
Truyền thông Nga đồng loạt đăng tải thông tin 1.200 lao động Việt bị bắt giữ sau chiến dịch truy bắt người nhập cư trái phép hôm 31.7, song cho đến nay chỉ có hơn 600 người Việt bị giữ tại trại Golyanovo. V́ sao có sự chênh lệch quá lớn này, thưa ông?
Con số chính xác và mới nhất mà tôi được thông báo là chỉ có khoảng 600 người Việt bị tạm giữ tại Golyanovo. Chỉ cần làm phép tính đơn giản cũng có thể thấy con số 1.200 người Việt bị bắt là không đúng, v́ nếu vậy 600 người khác ở đâu? Theo thông tin của Bộ Nội vụ Nga cung cấp, trong ngày đầu tiên của chiến dịch (31.7), có 40 người Việt sau khi xuất tŕnh giấy tờ hợp lệ đă được trả tự do ngay.
Trong những ngày tiếp sau, có khoảng 300 công dân Việt Nam khác bị tạm giữ và cũng được thả. Tuy nhiên, những người này thuộc cộng đồng người Việt sinh sống ở Mátxcơva, chứ không phải là những lao động động bị bắt tại các xưởng.
Đây là lần đầu tiên Nga dựng lều bạt để tạm giữ lao động trái phép, gây ra luồng dư luận trái chiều từ chính người dân Nga. V́ sao chính quyền lại có động thái này, thưa ông?
Tôi nghĩ do số người bị tạm giữ khá lớn, khiến chính quyền không đủ các cơ sở kiên cố để tiếp nhận. Tuy nhiên, phía Nga đă làm những v́ cần thiết để cải thiện điều kiện ăn ở trong khu lều bạt ở quận Golyanovo. Các cơ quan bảo vệ pháp luật của Mátxcơva cũng được lệnh đối xử với công dân Việt Nam tại khu trại Golyanovo một cách lịch sự nhất, đúng đắn nhất.
Nga đang xem xét khả năng chuyển các lao động Việt Nam trên đến các địa diểm tạm giữ cố định. Khu lều bạt sẽ được dỡ bỏ sau khi toàn bộ các lao động trên đă về nước.
Việc hồi hương các lao động Việt Nam được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Tôi được biết ĐSQ Việt Nam tại Mátxcơva đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan Nga như Cục Di trú, Sở Nội vụ, Bộ Ngoại giao… để xác nhận nhân thân và hoàn tất thủ tục hồi hương cho công dân. Sau khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ, Nga sẽ đưa những lao động này về nước sớm nhất. Vé máy bay do ngân sách Nga chi trả.
Chúng tôi hiểu những lao động người Việt này chủ yếu đều từ các vùng nông thôn nghèo. Họ có gánh nặng gia đ́nh, cần phải kiếm tiền để nuôi người thân. Dù rất thông cảm với điều đó, chúng tôi vẫn phải trục xuất họ dựa trên cơ sở luật pháp hiện hành và các hiệp định có hiệu lực giữa hai nước. Nước Nga cần lao động, nhưng phải là lao động hợp pháp.
Có khó khăn nào trong quá tŕnh làm thủ tục hồi hương cho người lao động Việt Nam, thưa ông?
Nga mong muốn đưa toàn bộ lao động Việt Nam bị tạm giữ tại khu lều trại về nước an toàn và nhanh nhất. Tuy nhiên, nhiều công dân Việt Nam bị giữ tại trại Golyanovo không khai tên tuổi chính xác. Điều này khiến việc xác định nhân thân của những người bị tạm giữ dựa trên nguồn tư liệu của Cục Di trú Nga gặp khó khăn.
Vấn đề di cư bất hợp pháp rất phức tạp và phía Nga hiểu không thể giải quyết vấn đề này trong ngày một, ngày hai. Nhưng hy vọng, cùng với nỗ lực của phía Việt Nam, hai nước sẽ từng bước để người lao động Việt Nam có thể sang Nga làm việc hợp pháp, đúng theo pháp luật và hiệp định song phương đă kư.
Tham tán Công sứ Đại sứ quán Nga Gennady Bezdetko.
Trong trường hợp các lao động bị trục xuất này muốn quay trở lại Nga làm việc th́ họ có cơ hội không, thưa ông?
Các lao động này sẽ phải chờ sau 5 năm kể từ ngày bị trục xuất. Sau thời hạn đó, họ có thể quay trở lại nước Nga nếu có hợp đồng lao động hợp pháp.
Lời khuyên của ông cho các lao động Việt Nam muốn sang Nga làm việc?
Nếu công dân Việt Nam có ư định xuất khẩu lao động sang Nga th́ nên t́m đến những cơ quan chính thức thuộc Bộ Lao Động, Thương binh và Xă hội của Việt Nam. Điều này giúp họ được bảo đảm sẽ được nhận mức lương tối thiểu khoảng 15.000 rúp (500 USD), bảo đảm chỗ ở, dịch vụ y tế, xă hội. C̣n hiện nay, các lao động bất hợp pháp sang Nga qua những đường dây môi giới đáng ngờ không được đảm bảo các quyền lợi này.
Nước Nga đang rất thiếu lao động, nhưng phải là lao động có kỹ năng. Bên cạnh đó, vấn đề di cư bất hợp pháp tại Mátxcơva là một vấn đề nóng.
Tôi là người Mátxcơva và những khi về phép đều thấy có rất nhiều người nước ngoài ở thành phố. Tôi không chắc chắn rằng tất cả những người đó đều cư trú hợp pháp. V́ vậy, tôi nghĩ những chiến dịch truy quét như trên sẽ được tiến hành thường xuyên.
Theo Bộ Nội vụ Nga, có đến 40% các vụ tội phạm tại Nga là do người nước ngoài. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt chỉ có vi phạm chủ yếu là cư trú bất hợp pháp, chứ không có các vấn đề h́nh sự nghiêm trọng.
Xin cảm ơn ông!
Theo Phương Thủy
Lao động