Ở đâu đó đă có những tờ báo thích nghi được với sự thống trị của internet. Süddeutsche Zeitung, một trong những tờ báo hàng đầu của nước Đức, đă thành công trong việc duy tŕ song song cả báo in truyền thống và báo điện tử.
Họ quan tâm hơn đến lượng "click" của mỗi người đọc trên trang báo điện tử, trong mỗi bài viết, chuyên mục. Các phóng viên, biên tập viên cũng nhờ đó mà thay đổi quan điểm về cách vận hành song song cả báo in và báo điện tử. Họ trở nên nhạy cảm hơn với sự chú ư đặc biệt của độc giả.
Phối hợp giữa phiên bản báo in và báo điện tử
Với tờ Süddeutsche Zeitung, các biên tập viên không những vừa phải duy tŕ một tờ báo điện tử với thông tin nhanh nhất, cập nhật chính xác nhất, vừa phải tạo nên một tờ báo in duy tŕ cảm hứng của độc giả vào ngày hôm sau. 5 giờ chiều là thời điểm cuối cùng mà tờ Süddeutsche Zeitung phải chuẩn bị xong các chuyên mục và các bài viết sẽ đưa lên báo in.
Donaukurier, một trong số ít tờ báo in ở Đức đang bước đầu thành công với hướng đi mới. |
Hai phiên bản báo điện tử và báo in truyền thống phối hợp nhịp nhàng tạo cho người đọc một cảm giác cập nhật thông tin trên báo điện tử là đủ nhưng vẫn muốn mua một tờ báo in để đọc vào ngày kế tiếp. Wolfgang Krach, Phó Tổng Biên tập tờ Süddeutsche Zeitung, chia sẻ: Kỳ vọng của các nhà phát hành rằng họ sẽ giành được độc giả mới cho các tờ báo in thông qua báo điện tử đang cho thấy "là một sai lầm. Chúng ta phải tận dụng các khả năng mà máy tính bảng cung cấp..."
Mỗi buổi tối, từ 10 đến 15 bài viết từ các tờ báo in của ngày hôm sau xuất hiện trên trang báo điện tử, ngoại trừ một số bài viết thuộc những chuyên mục độc đáo của tờ báo in. Người làm báo chuyên nghiệp cần phải xây dựng một tờ báo điện tử vừa phải cập nhật một cách thời sự nhất, nhưng cũng phải hỗ trợ được báo in truyền thống. Có như vậy doanh thu quảng cáo đến từ tờ báo điện tử sẽ là nguồn thu để bù đắp cho việc duy tŕ xuất bản báo in.
Tận dụng công nghệ để phân phối báo in
Giải pháp chuyển toàn bộ ngành báo in truyền thống sang cung cấp cho người đọc mỗi trang báo thông qua hệ thống e-books đang được coi là sự đầu tư của tương lai. Nhiều người hào hứng với ư tưởng này bởi họ vẫn có thể sử dụng một chiếc máy tính bảng để cập nhật những thông tin mới nhất và có chiều sâu như ở báo in truyền thống.
Người Đức mua tổng cộng khoảng 380.000 phiên bản e-books của báo chí Đức mỗi ngày. Con số này tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vẫn c̣n quá ít để ngành báo in truyền thống có thể hoàn toàn sống được nhờ thu phí người đọc. Máy tính bảng được xem là một cơ hội mới cho các tờ báo truyền thống.
Máy tính bảng cũng như điện thoại thông minh cho phép người dùng liên tục cập nhật những thông tin mới nhất. Điều này tạo ra sự thay đổi đối với người sử dụng, internet, báo chí và xă hội. Người đọc không c̣n chỉ đọc đơn thuần mà có thể tương tác với chính bài báo, tờ báo hay tác giả.
Từ thông tin và ư kiến của độc giả, các tờ báo có thể phát triển các h́nh thức cũng như phương tiện truyền thông mới, đáp ứng những nhu cầu cao hơn của người dùng mà hệ thống in ấn truyền thống không thể có được. Máy tính bảng hay các thiết bị đọc e-books cho phép đọc các bài viết dài hơn, cụ thể và hiệu quả hơn trên giấy, ngoài ra c̣n xem được cả video.
Số lượng máy tính bảng tại Đức đă tăng gấp đôi trong năm 2012 và dự kiến đến năm 2016 sẽ có khoảng 24 triệu người Đức sử dụng các thiết bị thông minh. Hàng triệu ứng dụng đến từ các trang báo, tạp chí ở Đức được tải về cho thấy sự quan tâm của người đọc với h́nh thức c̣n tương đối mới này. Những tờ báo ở Đức rất kỳ vọng vào một sự đổi mới đến từ chính công nghệ máy tính bảng.
T́m cách kiếm được nhiều tiền hơn từ báo điện tử, phát triển kênh phân phối mới như e-books, sản xuất với chi phí thấp hơn, nâng cao chất lượng và đổi mới chính tờ báo là những ǵ mà ngành báo chí Đức đang hướng tới.
Donaukurier là một tờ báo lâu đời ở Đức, với tuổi trung b́nh của các độc giả vào khoảng 54. Tờ báo là một trong những minh chứng về sự thích nghi với thời đại của internet. Song song với việc duy tŕ ấn phẩm báo in truyền thống, Donaukurier đă bán được khoảng 1.000 bản e-paper mỗi ngày (mua tờ báo trực tuyến và xem thông qua những ứng dụng đọc e-books) dù Donaukurier không hề duy tŕ một trang báo điện tử nào.
___
Nhiều người lạc quan tin rằng sự thành công đến từ những tờ báo như Donaukurier sẽ là động lực để ngành báo chí Đức vượt qua khó khăn. Hiện có khoảng 18 triệu bản báo in vẫn được bán ở Đức hằng ngày, tạo nên doanh thu khoảng 10,7 tỷ USD với khoảng 13.000 người được tuyển dụng mỗi năm.
Tuy nhiên, việc hơn 50 tờ báo biến mất trong một thập kỷ qua cùng với lợi nhuận từ quảng cáo đă giảm c̣n 1,3 tỷ USD từ năm 2006 cho thấy ngành báo chí Đức cũng như toàn thế giới cần phải có sự thay đổi để thích nghi với thời đại.
Nguyễn Hồng Đăng (Spiegel)
Thể thao & Văn hóa