Bài và h́nh: Huy Phương/Người Việt
“Cơm chỉ” theo nghĩa Bolsa là khách dùng ngón tay “chỉ món nào, múc món đó!” Trên quầy thức ăn có hằng chục món canh, mặn, xào... mỗi người một sở thích, quan sát qua bằng mắt, xong chỉ cho cô bán hàng món ḿnh chọn, cho biết số tiền định mua. Cô bán hàng sẽ lanh lẹ theo ư khách, múc món ăn vào ly nhựa trắng, ghi số tiền và chuyển qua quầy tính tiền.
Chỉ món nào múc món đó, không nghe rơ th́ ra dấu.
Khách ra xe, đem theo thức ăn cho cả gia đ́nh, vo gạo bắc nồi cơm là đầy đủ cho bữa cơm tối nay, khỏi phải nấu nướng lích kích, kho cá hay xào thịt, chưng mắm làm hôi cửa nhà. Cũng có người mua cả cơm và ba món thức ăn với giá chỉ $5.00 (rẻ hơn một tô phở) dùng tại chỗ hay mang về.
“Cơm chỉ” chỉ mới xuất hiện ở Little Saigon khoảng hơn 10 năm nay, cũng có thể gọi là “food to go” theo cách nói của người ở Mỹ. Tuy nhiên tiệm “food to go” th́ nhiều nhưng tựu trung “cơm chỉ” chỉ có khoảng 10 chỗ, những nơi chỉ bán cơm và thức ăn cho bữa ăn gia đ́nh thuần túy Việt Nam, thường căn bản phải có ba món. Món mặn như cá ḷng tong kho tiêu, cá kho tộ, thịt ba chỉ kho tàu, mắm chưng, gà kho sả, cá chiên, tàu hủ kho thịt... món canh có canh cải xanh, canh cải cúc, canh rong biển, canh chua, canh su... món xào thường có cải brocolli xào thịt, gỏi gà, nui xào, ḿ xào, miến xào, phở xào và cơm chiên. Nhiều người Việt, dù dùng cao lương mỹ vị, hay ăn món Tây, Tàu, cũng không thể thiếu cơm trong một hai ngày, do đó hầu hết tiệm “cơm chỉ” nơi nào cũng đông khách, như quán “cơm chỉ” trong chợ ABC, khoảng 3 giờ chiều là đă thu dọn, do vậy không có thức ăn để qua đêm.
Hầu hết nhân viên trong chợ đều tin cậy và dùng cơm trưa tại pḥng ăn của khu vực “cơm chỉ.” Chị Nguyễn Thị T. nói với chúng tôi:
-Có khi mệt quá, nên mua thức ăn nấu sẵn mang về, chỉ cần nhắc con gái đặt một nồi cơm, đôi lúc chồng con cũng thông cảm!
Một phần cơm $5 với ba món canh, xào, mặn.
Một vị không muốn nói tên, chuyên đi lượm thùng carton vứt bỏ tại các khu chợ, đem bán kilô th́ gần như trưa nào cũng ghé khu chợ này “cơm chỉ ba món,” “đỡ khỏi bới xách lích kích, xe chật nhiều khi không có chỗ máng đồ ăn nữa!”
Ông Trần T. một cựu sĩ quan hải quân cùng vợ đang đứng trước quầy cơm và đang đưa tay chỉ món cá bông lau kho. Hỏi anh chị “một tuần, đến đây ‘chỉ’ mấy lần,” chị T. tươi cười cho tôi một câu trả lời cũng làm tôi ngạc nhiên: “Năm lần!” Lư do: anh th́ thích món cá kho, ăn không chán, mà chị th́ kho măi không ngon, lại sợ bị hôi nhà!
Nancy Luyen, một thiếu nữ, người gốc Hoa Chợ Lớn, tuổi khoảng 30, đi với người anh ruột, ghé mua “cơm chỉ” đem về. Nhà ở tận Pasadena, nhưng lúc nào xuống Bolsa, cô cũng ghé mua “cơm chỉ”:
-Gia đ́nh thường dùng thức ăn dầu mỡ nhiều, cháu thích cơm Việt Nam “healthy” hơn!
Tôi gặp một vị cao niên đang chờ trả tiền, với mấy thức ăn đă gói trong bọc ny lông sắp mang đi. Ông Trần H. 76 tuổi, đang ở Cali thăm cháu, sắp trở về New Mexico. Ông cho biết, món ông mua là cá bông lau kho mặn, cho vào hộp đông lạnh, để mang về, mà theo lời ông nói: “Sắp nhỏ rất thích!”
Tại pḥng ăn của quán “cơm chỉ” này, rất nhiều người Mễ, có cả một ông Mỹ già, có lẽ là những người đang có công việc gần đây, đang dùng cơm hộp ba món trong giờ ăn trưa.
Người ăn tại chỗ, người mua về nhà.
Hiện nay để đáp ứng phong trào ăn chay tốt cho sức khỏe, v́ nhu cầu của khách hàng, tiệm “food to go” ở Little Saigon nào cũng bán đủ thức ăn mặn lẫn món chay. Tuy nhiên người mua thường chọn có những tiệm chuyên nấu cơm chay như Tịnh Tâm Chay, Vạn Hạnh, Hoa Sen... để ăn tại chỗ hay mua “cơm chỉ chay” đem về, v́ trong gia đ́nh, người nội trợ phải nấu cả hai món chay mặn chung một bếp rất bất tiện.
Trong khu Little Saigon, không phải hàng “cơm chỉ” nào cũng đắt khách để có thể thanh toán hết thức ăn trong ngày.
Thiếu kiểm soát của Ty Vệ Sinh thành phố, không ít chủ tiệm, tiếc của, tham lời, đă để thức ăn qua đêm, đem xào nấu lại để bán cho khách. Nhiều người trong cộng đồng đă than phiền mua phải thức ăn đă cũ, chua... đem trả lại th́ gặp phải phản ứng gay gắt, lỗ măng của người bán hàng. Bản thân chúng tôi, một lần mua phải món cà-ri gà, mang về nhà hâm nóng th́ món ăn nổi bọt, có mùi chua. Đem ra gặp nhà hàng, th́ người bán hàng cho biết phải gặp bà chủ v́ họ không giải quyết, mà chủ th́ không có mặt. Cũng may, là ngay trước cửa tiệm “food to go” này có để sẵn một thùng rác khá lớn.
Nhiều gia đ́nh không bao giờ bước tới tiệm “cơm chỉ” với lư do không tin cậy điều kiện vệ sinh của nhà hàng, nghi ngờ thức ăn có bột ngọt và không muốn cho chồng con ăn quà mua ở ngoài đường. Tuy vậy ở những khu đông dân cư thật sự, phần đông là những người lao động chân tay có nhu cầu “cơm chỉ,” tiện lợi cho những lúc lỡ bữa, không có thức ăn, tất bật không có thời gian nấu nướng, qua loa cho xong một bữa cơm vừa rẻ, vừa hợp khẩu vị, nên những quán “cơm chỉ” càng ngày càng làm ăn phát đạt.