Điện thoại cho Thiếu tá Lê Việt Dũng, Đội trưởng Đội khám nghiệm hiện trường, Pḥng Kỹ thuật h́nh sự (PC54) Công an TP Hà Nội nhiều lần nhưng hầu nào anh cũng đang ở hiện trường, lúc đang khám nghiệm vụ án có dấu hiệu giết người, cướp tài sản; lúc đang ở chỗ nạn nhân mới chết v́ tự sát; lúc lại ở bờ sông – nơi phát hiện người bị đuối nước…
Có những ngày, anh cùng đồng đội khám nghiệm tới 4-5 vụ việc, đa phần là chết người, đến cơm cũng không kịp ăn, thế nhưng, không ai quản ngại bởi các anh biết rằng nhiệm vụ của ḿnh có liên quan trực tiếp đến vụ án, cùng cơ quan điều tra đánh giá, phân tích phương thức thủ đoạn hoạt động của thủ phạm, củng cố hồ sơ giúp cho quá tŕnh điều tra, truy tố và xét xử được đúng người đúng tội, không để lọt tội phạm đồng thời minh oan cho người vô tội.
1. Một trong những vụ án được đánh giá là rất khó nhưng đă được Công an TP Hà Nội nhanh chóng khám phá thành công, được nhân dân khâm phục, ngợi khen đó là vụ giết người, đốt xác ở 96 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Nạn nhân là bà Bùi Thị Vân, 63 tuổi, được phát hiện trong t́nh trạng bị chết cháy ở góc nhà, trong khi đó cửa ra vào bị khóa trái. Xác định rằng, ở vụ án này việc thu thập tài liệu, chứng cứ từ hiện trường đặc biệt quan trọng để đánh giá tài liệu, làm rơ đối tượng gây án nên anh em làm nhiệm vụ đă không ngại khó khăn, tỉ mỉ thu thập mọi dấu vết để lại.
Điều quan trọng nhất các anh đặt ra là phải xác định được nguyên nhân cháy. Chính v́ vậy, từ trong đống đổ nát, các anh đă lần kiểm tra toàn bộ hệ thống điện lưới trong nhà, xác định không có dấu hiệu bị chập cháy. Điều này đă khẳng định được nạn nhân bị đốt chứ không phải do chập điện thông thường. Công tác khám nghiệm cũng xác định được đồ vật và tài sản trong nhà có dấu hiệu lục soát. Từ đó, các anh kết luận đây là vụ giết người, đốt xác nạn nhân.
CBCS Đội khám nghiệm hiện trường vụ án.
Ban Chuyên án đă xác định được thủ phạm là Nguyễn Anh Vũ, 29 tuổi, trú ở Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Quá tŕnh điều tra, đă làm rơ Vũ chơi điện tử thua mất 1,3 triệu đồng nên đă đặt xe máy cho nạn nhân đi vay tiền về trả nhưng không đủ. Chính v́ vậy, giữa bà Vân và Vũ đă nảy sinh mâu thuẫn. Lợi dụng nạn nhân sơ hở, Vũ đă dùng chăn, gối bịt mặt, đấm nạn nhân đến chết, cướp tiền, điện thoại rồi đốt xác để phi tang.
2. Vụ án gây chấn động dư luận ở Hà Nội được khám phá thành công nhờ công đóng góp đắc lực, then chốt của lực lượng kỹ thuật h́nh sự đó là vụ án giết người do trả thù cá nhân tại trụ sở Ngân hàng TMCP Sài G̣n chi nhánh Thanh Tŕ, ở thị trấn Văn Điển, Hà Nội. Nạn nhân là anh Vũ Bá Thắng, 23 tuổi, là bảo vệ của ngân hàng bị chết ở ban công tầng 4, đồ vật bị xô lệch, nạn nhân bị sát hại bởi hung khí có lưỡi sắc, thủ phạm đă lấy đi đầu thu camera ở tầng 3 và 2 chiếc điện thoại.
Với hiện trường như vậy, thông thường sẽ đánh giá đây là vụ giết người, cướp tài sản nhưng đối với CBCS làm công tác khám nghiệm, các anh có một góc nh́n khác, bởi căn cứ vào dấu vết để lại, các anh phát hiện thời gian gây án từ 20-22h hôm trước, đối tượng có 1 tên, giữa thủ phạm và nạn nhân có quen biết với nhau, đối tượng có am hiểu hiện trường; anh Thắng bị chém bất ngờ ở khu vực tầng 1 trong khi nằm xem vô tuyến, sau đó bỏ chạy bị thủ phạm đuổi theo lên tầng 4 dùng hung khí chém nạn nhân đến chết, sau đó thủ phạm đă lục soát nhiều vị trí ở tầng 1 để tạo ra hiện trường giả vụ giết người, cướp tài sản nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra.
Từ việc nhận định đúng hướng của công tác khám nghiệm, cơ quan điều tra, Công an TP Hà Nội đă xác định được thủ phạm là Nguyễn Hoàng Anh, SN 1991, trú ở đội 3, thôn Văn Khúc, Duyên Hà, Thanh Tŕ, Hà Nội, cũng là nhân viên bảo vệ ngân hàng. Nguyên nhân do Hoàng Anh có mâu thuẫn trong sinh hoạt với anh Thắng…
3. Nh́n khẩu hiệu khá dài: “Khẩn trương – Thận trọng – Chính xác – Khách quan – Toàn diện”, tôi thắc mắc hỏi, CBCS Đội Khám nghiệm hiện trường bảo rằng đó là quy tắc trong công tác mà bất cứ CBCS nào cũng phải tuân thủ đúng, không thể thiếu bất cứ nội dung nào. Điều đó cũng thấy được tầm quan trọng cũng như áp lực của công việc này lớn đến thế nào.
Từng được tham gia nhiều vụ án ngay từ lúc mới phát hiện, chứng kiến CBCS Kỹ thuật h́nh sự khám nghiệm, tôi cũng phần nào hiểu được sự vất vả, hi sinh mà hàng ngày các anh phải trải qua, bởi công việc đa phần là tiếp xúc với tử thi, với những dấu vết tội phạm để lại. Đặc biệt, có không ít vụ án, nạn nhân được phát hiện rất muộn, đang trong thời kỳ phân hủy, cực kỳ ô nhiễm và độc hại trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất c̣n nhiều khó khăn, phương tiện kỹ thuật thiếu thốn, sơ sài nhưng anh, chị em trong Đội không ai quản ngại, đều cố gắng hết sức của ḿnh, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chả thế mà mỗi năm trực tiếp khám nghiệm hơn 300 vụ, việc các loại, trong đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp như giết người – cướp tài sản; giết người sử dụng hung khí “nóng”…
Hậu trường của công tác khám nghiệm cũng vất vả không kém làm việc ở hiện trường, bởi anh, chị em phải trực tiếp đánh giá kết quả, đưa ra những nhận định khách quan, khoa học phục vụ công tác phá án. Chính v́ vậy, việc khám nghiệm đ̣i hỏi phải tỉ mỉ, chi tiết, phát hiện được đúng những dấu vết của tội phạm. Điều này không chỉ đ̣i hỏi sự tận tâm, nhiệt t́nh mà c̣n phải có phương pháp tư duy khoa học, tŕnh độ, năng lực chuyên môn để có thể ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá đúng các dấu vết h́nh sự tội phạm.
Từ năm 2008 đến nay, Đội liên tục là Đơn vị Quyết thắng, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công, Thủ tướng tặng Bằng khen; nhiều cá nhân được các cấp khen thưởng. Nhưng, đối với các anh, phần thưởng cao quư nhất đó là t́nh đồng đội trong công tác cũng như sinh hoạt, là đóng góp kịp thời, chính xác giúp cơ quan điều tra khám phá các vụ án trên địa bàn
(BCAND)