Việt Nam lại ‘mất mặt’ trên báo quốc tế
Lần này là ‘nhờ’ ngành điện.
Nội dung nổi bật:
- Thủ tục “hành là chính” đang cản trở ḍng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành điện Việt Nam;
- Nguyên nhân: giá bán cho EVN quá thấp, chẳng ai dám bỏ vốn xây nhà máy;
- Vấn đề then chốt: EVN và các tập đoàn nhà nước đang nắm chặt đường dây tải điện trong tay; và
- Chưa rơ Việt Nam nghiêm túc đến đâu khi nói đến chuyện tạo dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch.
Bài viết được đăng trên Tạp chí The Economist.
Năm 1894, Hoàng tử Pháp Henri d’Orléans xuất bản một cuốn sách kể về chuyến hành tŕnh tới mọi miền đế quốc [Pháp]. Dù tinh thần luôn phơi phới lạc quan nhưng khi tới bờ biển phía Bắc Việt Nam, ng̣i bút của ông lại chuyển sang tông cay nghiệt. Ông ca thán thủ tục hành chính khi khai thác than ở đây sao mà lề mề quá đỗi.
Nay “hành là chính” lại một lần nữa cản trở ḍng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành năng lượng Việt Nam. Điện lưới ở đất nước này tương đối đáng tin cậy, ấy là nếu so với Myanmar hoặc Pakistan.
Nhưng đời sống thường nhật thi thoảng lại gián đoạn với những lần “cắt điện luân phiên”. Giới phân tích cho rằng chuyện đó sẽ ngày thêm trầm trọng trừ khi có cải cách trên thị trường năng lượng để khuyến khích công ty nước ngoài xây thêm nhà máy điện.
Hồi tháng 7, Luật Điện lực 2004 sửa đổi tái khẳng định Nhà nước đang muốn tạo ra một thị trường điện cạnh tranh. Nhưng chính phủ phải vật lộn lắm mới huy động được gần 5 tỷ USD mỗi năm nhằm đáp ứng được nhu cầu điện của 90 triệu dân Việt.
Vấn đề then chốt chính là chuyện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số công ty nhà nước khác đang nắm chặt đường dây tải điện trong tay.
Luật Việt Nam buộc EVN phải bán phần lớn sản lượng điện ở cái giá trung b́nh không thể có lời là 7 xu Mỹ mỗi kWh. Thế là EVN đành nợ chồng chất các tập đoàn nhà nước khác như than hay dầu khí. Một quan chức cao cấp tại EVN gần đây phát biểu trên báo nhà nước rằng lỗ trong ba năm 2009-2011 vượt 940 triệu USD và giá điện tăng có 5% như hồi tháng 8 chẳng giúp cải thiện ǵ mấy.
T́nh h́nh không thể cứ tiếp diễn như thế khi mà nhu cầu điện đang tăng tới 14% mỗi năm. Việt Nam sắp cạn nguồn than và khí dễ khai thác và đến năm 2015 sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Nhà đầu tư Việt Nam không có vốn xây các nhà máy nhiệt điện hiện đại nhằm tăng sản lượng và thay thế cho các nhà máy cũ. (Kế hoạch phát triển 10.700 MW điện hạt nhân vào năm 2030 vẫn chưa tiến triển là mấy.)
Dù vậy, với giá điện thấp như hiện nay, chẳng nhà đầu tư nước ngoài thấy có lời mà bỏ vốn xây nhà máy điện.
Giá cần tăng mạnh nữa, nhưng làm thế lại không ổn với dư luận. Dân nghèo vốn đă rất nhạy cảm với chuyện chi phí sinh hoạt.
V́ thế đến nay vẫn chưa rơ Việt Nam nghiêm túc đến đâu với chuyện tạo ra một thị trường điện cạnh tranh và minh bạch (trong đó nhà nước thôi giữ thế thống trị như hiện nay). Quan chức EVN và các công ty điện lực nhà nước khác hưởng lợi từ cơ chế hiện nay dù cho doanh nghiệp của họ có thua lỗ. Họ là “nhóm lợi ích” đang cản trở cải cách.
Tới nay, Việt Nam vẫn thận trọng trong việc dành ưu đăi lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn phát triển lưới điện, luật sư Oliver Massmann nói. Ông Massmann là Tổng giám đốc của hăng luật Duane Morriss Việt Nam. Hiện ông là Thành viên Ban kiểm soát CTCP PVI (PVI).
Ông Massmann cảnh báo nếu thiếu đầu tư nước ngoài, từ “cắt điện luân phiên” sẽ sớm chuyển thành “cắt điện thường xuyên”. Điều đó sẽ buộc các chủ nhà máy cân nhắc chuyện bỏ sang Thái Lan, Indonesia và các nước Đông Nam Á có nguồn cung điện đáng tin cậy hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
|