Việc nghiên cứu văn chương vốn được coi như một trong những cách hữu hiệu giúp cho người ta hiểu một miền đất một xứ sở, và đối với người bản địa th́ cũng là một bước đi cần thiết đóng góp vào quá tŕnh tự nhận thức của dân tộc.
I
Ở ta hiện nay việc nghiên cứu văn học chủ yếu được thực hiện bằng cách đi sâu đánh giá phân tích các tác giả tác phẩm quan trọng, rồi từ đó h́nh thành nên các giai đoạn các thời kỳ chủ yếu mà nền văn học đó đă trải qua.
Thế nhưng để hiểu một nền văn học trong mối quan hệ với cộng đồng đă sản sinh ra nó, người ta c̣n có thể đi vào nghiên cứu theo một hệ thống khác:
-- quan niệm toát ra từ nền văn học đó về cái đẹp cái thực, thậm chí cái không b́nh thường cái kỳ quặc ma quái...
-- Đặc điểm của nền văn học đó bộc lộ qua việc sử dụng các phương thức sáng tạo như tự sự, trữ t́nh.
- Quan niệm về một thể loại nào đó (như thơ tiểu thuyết) đă ổn định trong trường kỳ lịch sử .
-- Quan niệm về việc phiên dịch các sáng tác từ các ngôn ngữ khác sang tiếng bản địa và câu chuyện giao lưu văn hoá nói chung v..v...
Trong trường hợp này, văn học được nghiên cứu theo cái cách người ta làm ra nó, cách này đặc trưng cho từng dân tộc và có sự phân biệt rơ rệt với các dân tộc khác.
Đây cũng tức là nghiên cứu văn học từ cái nh́n của văn hoá học – một phần thôi, cố nhiên.
Sở dĩ có thể nói đây là một hướng nghiên cứu có triển vọng bởi nó mang lại cho giới nghiên cứu, nhất là những người trẻ, một thách thức mới.
V́ nghĩ như vậy, chúng tôi mạo muội đi vào phác hoạ tư duy tự sự của người Việt. Đề tài quá lớn, dưới đây chỉ là một ít ghi chép sơ bộ c̣n tản mạn và chắp vá.
II
Các thể tự sự đă có mặt ngay trong văn học dân gian VN. Nhưng nếu nh́n chung đă có thể nói “trong văn hoá dân gian chứa đựng những phần mới chỉ là nguyên liệu của nghệ thuật chứ chưa phải là nghệ thuật “( 1) th́ điều đó càng đúng với nghệ thuật tự sự.
Trong truyện cổ tích, nghệ thuật tự sự c̣n rất đơn sơ. Mỗi truyện thường chỉ ngắn gọn, kể miệng với nhau độ mươi phút và mang in ra khoảng trên dưới ngàn chữ.
Phần lớn các truyện này xoay quanh mối quan hệ giữa người nông dân nghèo với các loại nhà giàu trong làng (Cây tre trăm đốt ) hoặc nếu có mở rộng đến các loại vua quan th́ mọi chuyện vẫn được h́nh dung thật giản dị, con đường đến với cung vua chẳng qua cũng chỉ là chính con đường làng được kéo dài (Ai mua hành tôi ).
Cũng có những cốt truyện khá rắc rối nhưTấm Cám bao quát gần như cả một đời người nhưng không nhiều. Về mặt kết cấu, trong các truyện cổ tích này, cốt truyện thường phát triển theo đường thẳng. Nhân vật nhiều khi chỉ được đặt một cái tên ước lệ nếu không phải không có tên, và địa điểm được nói tới cũng chung chung không cụ thể. Mô h́nh thế giới hiện ra trong truyện mang nặng tính cách ước lược đến mức tối giản.
So với cổ tích, các truyện cười là một bước tiến trong nghệ thuật tự sự.Ở đây người ta bắt đầu cảm thấy có một sự sắp xếp nào đó để lôi cuốn người nghe vào cuộc, lại có một sự phân bổ chi tiết, lướt qua những đoạn mào đầu, dừng lại lâu hơn ở những đoạn đối thoại có khả năng làm bật ra tiếng cười.
Với việc xuất hiện những Trạng Quỳnh,Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất, truyện cười c̣n đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật tự sự với nghĩa vượt qua tŕnh độ những mẩu nhỏ rời rạc để theo dơi những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời một con người và ghi chép được nhiều sự kiện có liên quan đến con người đó.
Có điều cần lưu ư mặc dầu gọi là một chuỗi mẩu đoạn ghép lại, nhưng Trạng Quỳnh vẫn chỉ có kết cấu đơn giản, những mẩu truyện nhỏ tồn tại cạnh nhau theo kiểu những viên gạch được lát liền nhau có thể kéo dài bao nhiêu cũng được mà rút ngắn lại cũng được. Hoặc có thể tạm ví đó là lối cấu trúc của con giun. Cơ thể giun gồm nhiều đơn bào giống hệt nhau, một đơn bào bị cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn tiếp tục sống b́nh thường. Lối kết cấu như thế này tiện cho việc phổ biến theo lối truyền miệng nhưng không có triển vọng khi vận dụng nghệ thuật tự sự trên văn bản viết.
III
Nghiên cứu và giới thiệu văn học Trung quốc ở miền Nam trước 1975 , Nguyễn Hiến Lê là người có thế mạnh đặc biệt. Ông đọc được cả tài liệu của các học giả Trung Hoa , lại đọc được cả người phương Tây viết về Trung Hoa. Các ư kiến của ông nhiều khi mới mẻ, đột ngột là v́ thế.
Theo Nguyễn Hiến Lê, văn nhân Trung Hoa thời cổ ít tưởng tượng mà hay thuyết lư. Nhờ đọc kinh Phật, nhiều truyện tưởng tượng, nên họ mới bắt chước lối viết truyện của Ấn Độ (2).
Bà Pearl Buck, khi bàn về tiểu thuyết Tàu, nói một ư tương tự. Các nhà giảng đạo Phật cũng công nhận rằng muốn cho dân hiểu đến thần thánh th́ không ǵ bằng tả cho họ thấy là thần thánh cũng khó nhọc cặm cụi chân lấm tay bùn như họ (3).
Đây có lẽ là một ví dụ cho thấy vai tṛ của tôn giáo đối với sự phát triển của tư duy tự sự.
Cũng theo Nguyễn Hiến Lê, ngay từ đời Tống ở Trung quốc đă xuất hiện một nghề lạ là nghề kể chuyện giống như các trouveres thời trung cổ bên Pháp. Hạng người đó có tài ăn nói đi từ phố này tới phố khác, vào trong các chợ, các xóm làng đông đúc kể truyện thuê, và người ta bu lại nghe, đáp công bao nhiêu tuỳ ư (4).
C̣n các học giả Bắc Kinh th́ sao ? Lịch sử văn hoá Trung quốc của nhóm Đàm Gia Kiện ghi rơ “ở Biện Kinh có trường sở kể chuyện tương đối quy mô“ và “nghệ nhân không những có sự phân công tỉ mỉ, họ c̣n tổ chức thành thư hội“ (5).
Các nghệ nhân trên thường bắt đầu câu chuyện bằng cách thắp một nén hương lên và đến khi nén hương tàn th́ câu chuyện của họ cũng chấm dứt.
Cho đến đầu thế kỷ XX, một số nhà viết tiểu thuyết Trung Hoa vẫn c̣n coi ḿnh có vai tṛ tương tự như vai tṛ của đám nghệ nhân ấy và thích thú nhắc lại nghi thức xưa.
Chẳng hạn trường hợp Trương Ái Linh ( tức Zhāng Ailíng, tên tiếng Anh Eileen Chang 1920-1995). Nhà văn Hồng Kông rất nổi tiếng ở Anh Mỹ này từng gọi mấy thiên truyện của ḿnh là Lư trầm hường thứ nhất, Lư trầm hương thứ hai .
“Xin bạn hăy t́m lấy một chiếc lư hương đồng gia truyền đă đốm mốc xanh đốt lên b́nh trầm hương nghe tôi kể về Hông Kông trước chiến tranh. Khi lư trầm hương của bạn cháy hết câu chuyện của tôi cũng sẽ kết thúc “ -- Một trong hai thiên truyện nói trên dẫn người đọc vào truyện bằng đoạn văn như vậy (6).
Đến nay chưa thấy có tài liệu nói có sự xuất hiện của loại nghệ nhân nói trên trong đời sống văn hoá người Việt. Những cuộc tṛ chuyện được h́nh thành ngẫu nhiên, người nào cũng là người nghe mà cũng có thể là người đứng ra kể truyện, nhưng do không ai sống hẳn bằng việc kể truyện ấy và nâng nó lên thành nghề, nên nghệ thuật tự sự nói chung không phát triển lên được.
Trong khi ở Trung Hoa, nghệ thuật tự sự dân gian được ghi chép lại chỉnh lư sắp xếp lại thành những pho sách dài như Tam quốc chí Thuỷ Hử, th́ ở ta chỉ có Trạng Quỳnh,Trạng Lợn mà
Nói một cách khái quát, nghệ thuật tự sự có liên quan nhiều đến tŕnh độ trưởng thành của đời sống tinh thần và nói chung là sự phát triễn của đô thị trong ḷng xă hội. Nhưng cả hai yếu tố trên (sự phát triển của tôn giáo và sự phát triển đô thị ) không phải là mặt mạnh của xă hội VN thời trung đại. Nếu tính đến yếu tố chữ viết để ghi chép và cố định tác phẩm về mặt văn học th́ sự thua thiệt của tự sự ở xứ ta càng thấy hiện ra rơ rệt.
IV
Truyện Kiều là một đỉnh cao nghệ thuật VN nói chung với nghĩa khi cần h́nh dung ra một con người VN cụ thể với cách xúc động cách suy nghĩ những quan niệm tổng quát về cuộc đời này, người ta nghĩ ngay đến cô Kiều, và ở chỗ này, cái việc “không ai c̣n muốn nhớ thật ra Kiều là một người Tàu sống ở thời Gia Tĩnh triều Minh“ là không có ǵ đáng trách. Đằng sau các chi tiết chỉ có tính cách h́nh thức kia là một tâm hồn VN thực thụ.
Cũng nhờ thế, có thể nói với Truyện Kiều, văn học VN có được một thành tựu chói lọi, nó đă đáp ứng được cái nhu cầu thiết yếu là nắm được cái thần của con người VN và kể ra một cách sinh động.
Thế nhưng, khi nói về thành tựu của nghệ thuật tự sự ở tác phẩm này, không được phép quên nó được chuyển thể từ cuốn sách của Thanh Tâm tài nhân, nghĩa là mọi tài năng của tác giả chỉ bộc lộ ở việc kể chuyện một cách gọn ghẽ tinh tế tước bỏ mọi chi tiết thô thiển không cần thiết vốn có trong nguyên bản, ngoài ra không có thay đổi ǵ đáng kể về mặt cốt truyện.
Mà cốt truyện th́ biết bao trọng yếu đối với tác phẩm tự sự: ngay khi chỉ được xem như một bộ khung cần được đắp thêm chi tiết mới trở nên sinh động th́ cốt truyện đă là một cách h́nh dung về đời sống, tức một yếu tố đánh dấu tŕnh độ hiểu biết của xă hội về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh cũng như giữa con người với nhau. Mỗi khi nói đến Truyện Kiều, thường ít nhà nghiên cứu ở ta đả động tới tác phẩm trên phương diện tự sự -- lư do là v́ như vậy (7).
Xuất hiện trước và sau Truyện Kiều, nhiều truyện nôm dân gian và bác học sáng tác trong thời trung đại đều có lối tổ chức cốt truyện tương tự theo kiểu “ hội ngộ --lưu lạc --đoàn viên “ và khi muốn nhận xét về các cốt truyện này người ta chỉ có thể nói nó đơn giản hơn là phức tạp, gọn ghẽ thoáng đăng hơn là nhiều tầng nhiều lớp bề bộn phong phú. Nói chung, cốt truyện trong các truyện nôm thường chỉ loanh quanh trong một đời người trói tṛn trong quá tŕnh lập nghiệp hay mưu cầu hạnh phúc của một cá nhân cụ thể mà không bao giờ bao quát được nhiều thế hệ của một ḍng họ để thấy sự phát triển liên tục của con người trong một thời gian dài, và số nhân vật có liên quan thường cũng chỉ trên dưới mươi người, chứ chưa bao giờ triển khai ra tới hàng trăm nhân vật như ở các tác phẩm tự sự đồ sộ của những nền văn học lớn. (8)
V
Sự biến chuyển của văn học VN thế kỷ XX là sự chuyễn biến sâu xa của cả một mẫu h́nh sáng tạo: từ nay mọi mặt quan niệm của chúng ta về văn chương đều đă khác đi.
Không phải ngẫu nhiên trong nền văn học trung đại, vị trí trọng yếu thuộc về các thể trữ t́nh.
Trong phạm vi một xă hội gồm nhiều làng xóm độc lập manh mún tồn tại bên nhau, và cả cộng đồng chưa tạo dựng nổi một mặt bằng văn học thống nhất, th́ sự sáng tác dễ dừng lại ở tŕnh độ nói ra để thoả măn nhu cầu nội tâm của chính chủ thể hơn là t́m cách tác động tới các đối tượng khác.
Ngược lại, giờ đây xă hội được tổ chức lại thành một thực thể có tŕnh độ tổ chức cao hơn th́ sự sáng tác cũng được xă hội hoá theo nghĩa trực tiếp và cụ thể hơn, nói nôm na là người ta viết văn làm thơ không phải chỉ để tự vui với ḿnh mà phần nhiều là để đăng báo in sách. Trong hoàn cảnh ấy, các thể văn tự sự có chiếm một tỷ trọng cao hơn so với trước kia th́ cũng là điều dễ hiểu.
Có thể nói trước khi có Phong trào Thơ mới, sự trưởng thành của nghệ thuật tự sự là kịch bản chủ yếu của những thay đổi đă đến trên phương diện h́nh thức mà nền văn học VN đầu thế kỷ XX đă trải qua. Trên bước đường xây dựng nền quốc văn mới, các nhà văn lúc ấy thể nghiệm đủ các h́nh thức tự sự học được từ nước ngoài.
Hoặc đó là học của Trung Hoa: nên nhớ rằng trong suốt trường kỳ lịch sử các truyện Tàu được nhà nho xưa đọc thẳng từ nguyên văn; chỉ đến giai đoạn này do có chữ quốc ngữ, chúng mới được "diễn nôm" một cách đầy đủ, tức là phiên dịch cho mọi người biết đọc biết viết có thể đọc. Chính những truyện Tàu này đă đóng vai tṛ gợi ư để hàng loạt tiểu thuyết kiểu như Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân, Hà hương phong nguyệt, Đỉnh núi cành mai,Tiếng sấm đêm đông... có dịp ra đời.
Nhưng ảnh hưởng lớn hơn và kéo dài hơn là thuộc về nghệ thuật tự sự của phương Tây mà mặc dù mới lần đầu làm quen nhưng nhiều người thấy h́nh như hợp với tâm lư người Việt lúc ấy đang muốn tự đổi mới .
Việc tập tành viết theo lối mới được triển khai từng bước ṃ mẫm nhưng chắc chắn và không loại trừ cả một việc các cụ xưa thường vẫn làm là vay mượn cốt truyện.
Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh là tác phẩm phóng tác từ Không gia đ́nh của Herto Malot.
Ngọn cỏ gió đùa (cùng một tác giả) xây dựng cốt truyện bằng cách dựa vào Những người khốn khổ của V.Hugo.
Sống chết mặc bay là một cách mô phỏng từ Ván bi-a của A.Daudet
Ấy là chỉ kể những tác phẩm vay mượn rơ rệt, c̣n số viết theo lối cảm đề , tức lấy cảm hứng từ tác phẩm xứ người, th́ cũng rất nhiều.
Ngay từ cái tên, người ta đă thấy Dế mèn phiêu lưu kư (1941) của Tô Hoài là có họ hàng xa gần với Tê-lê-mặc phiêu lưu kư của Fénelon do Nguyễn Văn Vĩnh mang vào tiếng Việt (bản dịch in năm 1927). Lư do ở đây khá rơ ràng: trước đó ở ta chưa ai tính chuyện ghi lại những chuyện phiêu lưu bao giờ và h́nh như khái niệm phiêu lưu cũng rất ít được sử dụng.
Từ sự tiếp xúc với sách vở Tây dương, một số mô - típ của nghệ thuật tự sự như phiêu lưu mới được Việt hoá để trở nên quen thuộc đến mức ta quên cả xuất xứ của nó và ta tưởng rằng từ ngàn xưa đă có các thể ghi chép ấy.