Gần đây trên internet, một số người nhân danh "mạng lưới blogger Việt Nam" đă phát tán bản "tuyên bố" đề cập một cách tiêu cực về nhân quyền ở Việt Nam. Thông tin từ nhóm người này, cùng với sự phụ họa và cổ vũ của một số người khác trên internet, cho thấy họ đang đi từ sự tiếm danh đến lộng ngôn, loạn ngôn để lừa bịp dư luận.
Ở mọi quốc gia, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp luôn luôn là một trong những yêu cầu hàng đầu của quá tŕnh tổ chức, quản lư cuộc sống, bảo đảm ổn định để phát triển xă hội, con người. Việt Nam cũng vậy, hệ thống luật pháp không chỉ là công cụ bảo đảm giữ ǵn kỷ cương phép nước, mà c̣n trực tiếp tạo ra nguyên tắc pháp định để mỗi công dân thực hiện các quyền của ḿnh, đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với xă hội; giữ ǵn trật tự, an toàn và bảo đảm sự lành mạnh của sinh hoạt chung; bảo vệ an ninh quốc gia, phát triển các quan hệ quốc tế... Tuy nhiên, với các thế lực thù địch, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí th́ luật pháp của Việt Nam lại là "lực cản" đối với hoạt động của họ. Trong hệ thống luật pháp Việt Nam, họ tập trung phê phán, chống phá các điều luật quan hệ trực tiếp tới các hành vi phạm pháp (như các Điều 88, Điều 79, Điều 258 Bộ luật H́nh sự nước CHXHCN Việt Nam). Gần đây nổi lên hoạt động của một nhóm người tự nhận là "mạng lưới blogger Việt Nam". Nhóm này không chỉ "sản xuất" cái gọi là "tuyên bố" để phát tán trên internet mà c̣n trao văn bản cho Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đại sứ quán Thụy Điển, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, sang Bangkok - Thailand, để trao "tuyên bố" cho đại diện một số cơ quan quốc tế!
Qua danh sách nhóm người đă nhân danh "mạng lưới blogger Việt Nam" để kư vào "tuyên bố", có thể thấy họ luôn xuất hiện trong các "tuyên bố, kêu gọi, kiến nghị" phát tán trên internet. Hoặc, nếu không lộ diện qua đủ loại bài vở tạp nham trên mạng, th́ họ cũng xăng xái ra bắc vào nam "biểu t́nh", "họp mặt", "dă ngoại", tụ tập trước một số trại giam đ̣i thăm hỏi các phạm nhân đang chịu án tù v́ vi phạm Điều 88, Điều 79, Điều 258 Bộ luật H́nh sự! Chứng kiến hiện tượng bất thường này, có blogger phải lên tiếng cho rằng: "Đạo diễn và diễn viên của đám tuồng "rận chủ" đă đến hồi suy kiệt. Chẳng thể nghĩ ra được cái tṛ ǵ cho nên hồn. Giấu đầu hở đuôi, câu trước vả câu sau"; một số blogger lại đặt vấn đề về "giải ngân hải ngoại", "móc tiền hải ngoại", "cơng rắn cắn gà nhà", hoặc đặt câu hỏi: "Những bạn trẻ chẳng có công ăn việc làm ngoài việc chuyên hành nghề zân chủ ấy lấy tiền đâu cho các chuyến bay lượn, tiêu xài nếu không có "đại gia", tổ chức chống Nhà nước ta đứng sau hậu thuẫn?"; và một blogger khác th́ viết rất chính xác rằng: "sống có đạo đức, chả có tâm địa ǵ xấu xa th́ không cần phải quan tâm đến 258",...!
Tự nhận là "mạng lưới blogger Việt Nam", nhưng trong danh sách kư "tuyên bố" lại có người chưa bao giờ là blogger! Đặc biệt, khi đ̣i hỏi: "Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét lại t́nh trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ", nhóm người kư "tuyên bố" cho thấy họ không phải người đang sinh sống ở Việt Nam, mà nhân danh tổ chức, hội đoàn nào đó nằm ngoài đất nước này. Và bằng việc tự gán nhăn hiệu "mạng lưới blogger Việt Nam", họ đă tiếm danh hàng triệu blogger khác, dù các blogger đó không biết họ là ai, không ủy nhiệm cho họ. Không chỉ thế, họ lộng ngôn tới mức tự trao cho ḿnh "quyền": "Tiếp tục giám sát, báo cáo và b́nh luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành"! Những việc làm vô lối này nhanh chóng được khuếch đại, làm rùm beng theo lối loạn ngôn thường thấy ở BBC, RFA,... và diễn đàn của một số tổ chức, cá nhân khác. Nên không có ǵ ngạc nhiên khi một số cơ quan truyền thông như BBC, RFA, RFI,... thi nhau hoan hỉ loan báo: "blogger Việt Nam ra tuyên bố chung", "blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho Liên hợp quốc", "Mỹ "rất quan tâm" tới tuyên bố của các blogger Việt Nam", "bước tiến của giới trẻ Việt Nam", "viên đá đầu tiên vươn tới quốc tế"...! Kỳ quái hơn, có người trơ tráo gắn "tuyên bố" vào quan hệ Việt Nam - Thụy Điển khi cho rằng: "Tuyên bố 258" đă góp phần đáng kể vào dự định của Chính phủ Thụy Điển: ODA dành cho Việt Nam sẽ được gắn với các tiến bộ về dân chủ, và nhân quyền", "đó là giọt nước tràn ly khiến Chính phủ Thụy Điển quyết định chấm dứt viện trợ"; thậm chí trên facebook, có kẻ c̣n làm như v́ cái "tuyên bố" lố lăng kia mà Chính phủ Thụy Điển đă cho "đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam"!
Trên thực tế, kế hoạch giảm dần và ngừng viện trợ ODA của Thụy Điển cho Việt Nam được công bố từ năm 2007 - năm Chính phủ Thụy Điển thông qua chính sách viện trợ phát triển mới, giảm từ 77 nước nhận viện trợ c̣n 33 nước và sẽ tập trung vào các nước nghèo ở châu Phi, châu Á và một số nước Đông Âu. Với Việt Nam, kế hoạch sẽ kết thúc tháng 12-2013, lư do để Thụy Điển triển khai kế hoạch này là Việt Nam đang có nền kinh tế phát triển năng động, đời sống nhân dân dần dần được nâng cao, nên viện trợ ODA của Thụy Điển cho Việt Nam sẽ chuyển từ các dự án xóa đói giảm nghèo sang một số dự án quy mô nhỏ về quản lư, đào tạo, môi trường. Tương tự như vậy, cuối năm 2010 Bộ Ngoại giao Thụy Điển thông báo năm 2011 sẽ đóng cửa Đại sứ quán của Thụy Điển tại Malaysia, Argentina, Việt Nam, Bỉ, Angola. Ngài Carl Bildt - Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, cho biết: "Quyết định khó khăn này là kết quả từ quyết định mới đây của quốc hội cắt giảm khoảng 300 triệu kronor Thụy Sĩ (khoảng 43 triệu USD) ngân sách cấp cho các cơ quan chính phủ". Tuy nhiên, ngày 2.8.2011, Chính phủ Thụy Điển đă đạt được thỏa thuận giữ nguyên khoản tiền trị giá 300 triệu krona mà Chính phủ Thụy Điển định cắt giảm trong ngân sách năm 2011 nhằm duy tŕ hoạt động của các cơ quan ngoại giao của Thụy Điển ở nước ngoài. V́ thế Chính phủ Thụy Điển đă ngừng việc đóng cửa Đại sứ quán ở Angola, Việt Nam, Malaysia, Argentina. Đó là lư do để Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam vẫn hoạt động b́nh thường. Cần khẳng định, cái gọi là "tuyên bố" của nhóm người tiếm danh "blogger Việt Nam" hoàn toàn không liên quan tới các quyết định Chính phủ Thụy Điển triển khai từ những năm trước. Sự nhập nhằng khi gắn "tuyên bố" với các kế hoạch của Chính phủ Thụy Điển về bản chất là bịa đặt để lừa bịp dư luận, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân Việt Nam với Chính phủ và nhân dân Thụy Điển - nước "có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất... nhiệt t́nh ủng hộ Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới ngay từ những ngày đầu và tích cực giúp đỡ Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB...".
"Kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật H́nh sự năm 1999, sửa đổi năm 2009", mấy người đứng tên trong cái gọi là "mạng lưới blogger Việt Nam" không những thể hiện quan niệm hết sức kỳ quái là "kêu gọi" Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc "xem xét lại" Điều 258 của Bộ luật H́nh sự của nước CHXHCN Việt Nam (!), mà c̣n cho rằng Điều 258 vi phạm Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: "Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do t́m kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ư kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới". Trong khi dẫn lại Điều 19 trên đây, họ đă dối trá chỉ dẫn lại những ǵ theo ư họ, tảng lờ những điều khác. Bởi, nếu dẫn lại khoản 2 Điều 29 của Tuyên ngôn nhân quyền: "Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, và đáp ứng được những đ̣i hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xă hội dân chủ" th́ họ sẽ không c̣n lư do để la lối, vu cáo Nhà nước Việt Nam!
Không đồng t́nh với sự tiếm danh, lộng ngôn, bịp bợm của họ, Facebooker Nguyễn Tuấn Anh viết: "Khi các bạn thanh niên, sinh viên t́nh nguyện đang xông pha trên mọi mặt trận để giúp đỡ người dân nghèo ở các vùng xa, vùng cao. Khi hàng trăm trí thức, nhà khoa học và cả bà con kiều bào khắp năm châu đang ra sức đóng góp cho quê hương từ xa và vận động giúp Việt Nam hội nhập quốc tế, th́ "mạng lưới blogger" lại đi rêu rao, xuyên tạc với thế giới về vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Thử hỏi nếu Việt Nam không có nhân quyền, th́ sao các người tự do đi nước này nước kia trao tuyên bố ǵ đấy, và trở về Việt Nam an toàn? Ḷng tự ái dân tộc và dư luận xă hội của mọi người ở đâu khi đất nước ḿnh, dân tộc ḿnh bị ngoại bang ở đâu đâu xa lắc ra phán quyết này, ra chỉ trích nọ mà lư do đưa ra th́ toàn là từ những thông tin xuyên tạc, thiếu căn cứ. Tự do phải có giới hạn của nó, không thể để cho một nhóm cơ hội đem đất nước này, dân tộc này ra làm động cơ chính trị cá nhân của họ"! Đó là một ư kiến đúng đắn, khách quan của một người Việt Nam có trách nhiệm với đất nước.