Đảng Cộng ḥa chính thức nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội. Đảng Dân chủ đă thất bại, nhưng có c̣n cơ hội nào cho Tổng thống Obama?
Chiến thắng của Đảng Cộng ḥa
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 4/11/2014 đă cho ra kết quả, đảng Cộng ḥa giành thắng lợi và nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội. Chiến thắng này được thể hiện tại 7 bang gồm Tây Virginia, Kansas, Iowa, Colorado, Bắc Carolina, Arkansas, Georgia.
Dù không đủ 60 ghế (2/3 số ghế) tại Thượng viện để chi phối mọi quyết sách, th́ 41 Thượng nghị sĩ của đảng Cộng ḥa vẫn đủ quyền ngăn cản thông qua một dự luật từ phía Tổng thống. Những sức ép này hoàn toàn có thể làm tiền đề để tạo sức bật cho phe Cộng ḥa vào cuộc bầu cử sắp tới năm 2016.
Phe Dân chủ đă đưa ra nhiều lư do để giải thích cho sự thất bại của họ. Bản thân Tổng thống Obama đă phải đăng đàn chỉ trích kỳ bầu cử này đều rơi vào các bang có "thiên hướng" Cộng ḥa. Tuy nhiên, báo chí Mỹ đă đưa ra nhiều dẫn chứng có tính chất phản biện những lời biện bạch của phe Dân chủ.
|
Lănh đạo phe Cộng ḥa tại Thượng viện Mitch McConnell và phu nhân |
Sở dĩ thất bại của ngày hôm nay được đến từ việc cử tri cảm thấy thất vọng với Tổng thống Obama. Thậm chí, những người làm công tác truyền thông cho đảng Dân chủ c̣n khuyến cáo ông Obama không được công khai ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào với lo sợ sự chán ghét sẽ lây từ vị đương kim Tổng thống sang ứng cử viên đó.
Cần nhấn mạnh, đây chỉ là cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, nó không thể hiện sự thất bại hoàn toàn hay không thể cứu văn của phe Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Kết quả này chỉ khẳng định một điều, những quyết sách của Tổng thống Obama sẽ mang nhiều hơn "dấu ấn" Cộng ḥa, bởi giữa hai phe buộc phải có những sự thỏa thuận, nhượng bộ lẫn nhau.
Obama có gặp khó?
Hiện tại, ông Obama đang gặp phải rất nhiều vấn đề về đối nội cũng như đối ngoại. Với đối nội, từ khi nhậm chức lần đầu tiên năm 2008, ông Obama đă theo đuổi chính sách cải cách y tế, chính sách nhập cư, thuế, kiểm soát súng đạn. Và sau 6 năm cầm quyền, những chính sách đó vẫn c̣n dang dở.
|
Tổng thống Obama sắp có 2 năm đầy sức ép |
Đặc biệt, điều khiến Tổng thống Obama vấp phải sự phản đối mạnh mẽ nhất của phe Cộng ḥa là Đạo luật cải cách y tế (Obamacare). Với Đạo luật này, tất cả công dân Mỹ đến năm 2014 phải có bảo hiểm sức khỏe (Mỹ vẫn c̣n 50 triệu dân, chiếm 16% dân số không có bảo hiểm). Và để đủ ngân sách cho Obamacare, những người có thu nhập 1 triệu USD/năm trở lên sẽ phải đóng thêm 5% thuế.
Tất nhiên, giới nhà giàu của Mỹ, những ông chủ tài phiệt, những cổ đông giàu có trong các tập đoàn sẽ không chấp nhận. Khi đó, dù chỉ mới được đưa ra ở mức dự luật, Obamacare chưa một lần được thông qua, ngay cả khi phe Dân chủ ở thế thượng phong chứ chưa nói đến ngày thất thế như hiện nay.
Như vậy để thấy, về đối nội, dù Quốc hội lưỡng viện có do ai kiểm soát th́ Tổng thống Obama vẫn mắc kẹt với chính sách do ông đề ra.
C̣n đối ngoại, những quyết sách của Tổng thống Obama sẽ bị ảnh hưởng những ǵ từ Quốc hội "đối lập"?
Hiện tại, Mỹ đang tồn đọng một số vấn đề, tiêu biểu là việc họ đang trong một mối quan hệ gần như Chiến tranh lạnh với nước Nga, xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, trong sự mâu thuẫn này, Mỹ lại không phải là người chịu thiệt mà chính là các đồng minh EU của họ. Obama đă sớm đưa nước Mỹ rút chân khỏi băi lầy Đông Âu, để gánh nặng này cho một tay EU gánh vác.
Tất nhiên, cục diện Ukraine sẽ chẳng có ǵ thay đổi. Nước Mỹ sẽ không bao giờ chi tiền nếu không thu được những khoản lợi xứng đáng, dù với bất kỳ Tổng thống thuộc phe nào đi chăng nữa. Những mâu thuẫn với Nga sẽ chỉ được chú ư nếu nó phương hại tới Mỹ. Tuy nhiên, những người đang đứng mũi chịu sào là EU c̣n chưa phản ứng, tại sao nước Mỹ phải chú ư đến điều này?
Đó là lư do v́ sao Phó Tổng thống Joe Biden vẫn lạc quan mà khẳng định "t́nh h́nh Ukraine vẫn đang trong tầm kiểm soát."
|
Nỗi thất vọng của những nghị sĩ Dân chủ |
C̣n cuộc chiến với Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông với lời tuyên chiến được chính ông Obama gửi đi trong "ngày đau thương" của nước Mỹ - 11/9/2014. Cục diện cuộc chiến này sẽ đi đến đâu? Liệu các hoạt động quân sự của Mỹ sẽ được đẩy mạnh hơn, thậm chí là tiến tới can thiệp của bộ binh?
Sở dĩ có thể nh́n nhận vấn đề theo cách đó, bởi Quốc hội hiện tại đang được những người của phe Cộng ḥa điều hành. Trong khi đó, xét về độ hiếu chiến, phe Cộng ḥa vẫn được đánh giá là hiếu chiến hơn phe Dân chủ .
Nh́n lại thời gian Tổng thống G.W.Bush nắm quyền từ năm 2000, cũng là thời kỳ đỉnh điểm của chiến tranh Trung Đông do Washington phát động. Tổng thống Bush là người xua quân ra hải ngoại, đó là lư do v́ sao ông ta và phe Cộng ḥa sau hai nhiệm kỳ bị chán ghét, và Tổng thống Obama đắc cử với sứ mệnh của người rút quân về.
Tuy nhiên, sự ôn ḥa của Obama chỉ đúng với nhiệm kỳ đầu tiên. Sự ôn ḥa đó đă mang lại cho ông giải Nobel ḥa b́nh. Nhưng với nhiệm kỳ thứ hai, một Obama cứng rắn hơn đă xuất hiện. Chiến lược chuyển trục định hướng châu Á - Thái B́nh Dương được đẩy mạnh mà đích nhắm là Trung Quốc. Tại Trung Đông, Mỹ phát động chiến tranh với IS, xây dựng cho ḿnh một liên minh chiến tranh mới mang quy mô toàn cầu và hùng mạnh. Và tại Đông Âu, Mỹ can dự vào vấn đề Ukraine và tạo ra thêm những cuộc cách mạng sắc màu.
|
Quốc hội lưỡng viện của Mỹ hiện đang do những người thuộc đảng Cộng ḥa làm chủ |
Dễ dàng nhận thấy, Tổng thống Obama đă thay đổi quan điểm chính trị tiệm cận với phong cách Cộng ḥa. Và với Quốc hội lưỡng viện mới này, liệu có phải là đối lập, hay sẽ là song hành với Obama?
Quay trở lại với vấn đề IS, Tổng thống Obama là người kiên quyết phủ nhận việc đưa bộ binh tham chiến, bởi nó ngược lại với quan điểm "không để lính Mỹ chết trên chiến trường hải ngoại" của ông. Nhưng với sức ép từ phe Cộng ḥa, rất có thể một lần nữa bộ binh của Mỹ tham chiến.
Nếu chuyện đó xảy ra, điểm tích cực là Mỹ cũng không c̣n phải đau đầu bởi vấn đề lực lượng chống IS trên mặt đất. Và nếu cuộc chiến chống IS mang lại nhiều tín hiệu tích cực, phe Dân chủ với Tổng thống Obama hoàn toàn có thể đạt nhiều điểm cộng cho cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ tới.
Điều tồn đọng duy nhất lúc này, đó là nền kinh tế Mỹ dưới sự dẫn dắt của ông Obama tỏ ra không hiệu quả. Mỹ đă tăng trưởng trở lại, nhưng đà phục hồi c̣n chậm, sự thâm hụt ngân sách c̣n ở mức đáng chú ư. Trong hai năm tới, duy tŕ sự thỏa hiệp với phe Cộng ḥa trong Quốc hội và tăng trưởng kinh tế ấn tượng, niềm tin mà người Mỹ dành cho ông Obama sẽ hoàn toàn được khôi phục, và cơ hội vẫn đến với những ứng cử viên Tổng thống của phe Dân chủ.