Ngày 13/11, Phó đô đốc Mă Phát Tường, Phó chính ủy Hải quân Trung Quốc, nhảy lầu tự tử tại Bắc Kinh. Tháng 11, hai quan chức cao cấp khác của Trung Quốc cũng tự vẫn. Họ nằm trong số 40 quan chức tự kết liễu đời ḿnh kể từ đầu năm 2014, tỷ lệ tăng hơn gấp đôi so với năm 2011.
Tổng số người tự sát hằng năm ở Trung Quốc vào khoảng 287.000. Theo báo Mỹ New York Times, cứ 100.000 quan chức Trung Quốc lại có 6,9 người tự vẫn, tỷ lệ cao gấp 30 lần số vụ tự sát tại khu vực đô thị Trung Quốc.
Thực tế cho thấy hầu hết các vụ quan chức tự vẫn thường do chán nản hoặc phải chịu áp lực quá lớn. Công luận và giới học giả Trung Quốc cho rằng, nhiều cái chết liên quan các vụ bê bối tham nhũng.
Năm 2005, điều tra 200 quan chức cấp trung cho thấy gần 50% có vấn đề về sức khỏe tâm lư.
Hàng chục quan chức Trung Quốc tự vẫn trong năm 2014, trong số đó 5 người được cho là phải chịu áp lực quá lớn hoặc tuyệt vọng, ít nhất 6 người dính líu các cuộc điều tra tham nhũng.
Nghiên cứu các vụ tự sát làm rơ tác động của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh phát động từ tháng 11/2012.
Trong giai đoạn 2011-2012, tổng số 40 quan chức được báo cáo tự vẫn. Nhưng từ năm 2013, con số này tăng lên ít nhất 88.
Nguyên nhân chính thức của các vụ tự sát cũng cho thấy mối liên hệ với việc mở rộng các cuộc điều tra chống tham nhũng.
Giai đoạn 2003-2013, không có báo cáo về việc tướng lĩnh quân đội nào tự vẫn. Tuy nhiên, chỉ 3 tháng trong năm 2014, hai tướng lĩnh cao cấp (một phó đô đốc và một chuẩn đô đốc) đă nhảy lầu.
Ngày 2/9, Chuẩn đô đốc Khương Trung Hoa nhảy lầu tự vẫn từ một khách sạn tại căn cứ hải quân ở tỉnh Chiết Giang.
Trước đó, thiếu tướng Tống Ngọc Văn, Phó chính ủy Quân khu Cát Lâm, thắt cổ tự tử, báo Mỹ Washington Post đưa tin. Ông Tống là một trong 8 quan chức bị điều tra gần đây do cáo buộc tham nhũng.
Theo tạp chí Mỹ National Interest, từ tháng 8/2003 đến tháng 4/2014, hằng năm có khoảng 3 quan chức cấp tỉnh trở lên t́m đến cái chết. Kể từ tháng 4/2014, tỷ lệ quan chức cũng như số quan chức cao cấp tự sát đều tăng lên.
Chỉ trong ṿng 2 tháng rưỡi, đă có hơn 10 quan chức cấp tỉnh hoặc cao hơn tự sát.
Khi ông Tập Cận B́nh đẩy mạnh chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”, các quan chức phải chịu áp lực lớn hơn, đặc biệt là những người thuộc diện bị điều tra.
Có một cách giải thích về t́nh trạng quan chức tự sát. Đó là họ muốn thoát khỏi sự trừng phạt không thể tránh khỏi.
Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” với quy mô và mức độ quyết liệt chưa từng có đă gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các quan tham rằng, lúc này họ không thể trông mong lọt lưới.
Mặt khác, theo luật pháp Trung Quốc hiện hành, khi một quan chức có tội chết, quá tŕnh tố tụng coi như kết thúc và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc này được xem là một cơ hội giải thoát cho các quan tham.
Nếu họ tự sát, không chỉ có thể giữ được thứ bậc mà những thu nhập bất chính có thể sẽ không bị tịch thu.
vnn
|