VBF-Nói gì thì nói đây là 1 hành động đậy thiện ý của Nga đối với phương Tây trong bối cảnh vô cùng căng thẳng như hiện nay. Tuy nhiên theo 1 điều tra mới thì bản thân Nga cũng có 1 số khó khăn nhát định khi duy trì số tên lửa này.Theo Diplomat, số tên lửa liên lục địa mà Nga vừa thông báo bổ sung thêm vào kho vũ khí hạt nhân ít hơn so với số tên lửa trong tuyên bố trước đó của Tổng thống Putin.
Nga tăng cường kho vũ khí hạt nhân
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) cho biết, hôm 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ bổ sung kho vũ khí hạt nhân để đáp trả việc NATO tăng cường quân sự ở châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 bên đang gia tăng do tình hình Ukraine.
Tờ The Washington Post đã trích dẫn bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin tại buổi lễ khai mạc một triển lãm vũ khí và quân sự ở ngoại ô Moscow, trong đó, ông Putin tuyên bố Nga sẽ bổ sung 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào kho vũ khí hạt nhân.
Đây sẽ là những tên lửa "có khả năng vượt qua bất cứ hệ thống phòng thủ nào, thậm chí là những hệ thống tinh vi nhất".Mặc dù tuyên bố trên là một điều đáng ngại với phương Tây, song dường như số lượng tên lửa mới được đề cập đã giảm đi so với tuyên bố cách đây 6 tháng của ông Putin.
Khi đó, ông Putin tuyên bố rằng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RSMF) sẽ tiếp nhận 50 ICBM mới trong năm 2015.
Loại tên lửa này nhiều khả năng sẽ là RS-24 Yars (SS-27), tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ 5 mới nhất của Nga, có thể mang theo các đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập.
Các tên lửa RS-24 Yars được đưa vào biên chế quân đội Nga tháng 7/2010. Chúng cùng với các tên lửa RS-12M2 (Topol-M) sẽ là xương sống trong lực lượng tấn công chủ lực tương lai của RSMF.
Khó khăn tài chính
Nga đang trong quá trình hiện đại hóa các đầu đạn hạt nhân chiến lược và phi chiến lược. Theo tờ Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử (Bulletin of the Atomic Scientists) thuộc Đại học Chicago (Mỹ), Moscow hiện có 4.500 đầu đạn.
Trong đó, gần 1.780 đầu đạn chiến lược được lắp lên tên lửa và triển khai tại các căn cứ bom. Thêm 700 đầu đạn chiến lược khác được lưu trữ cùng với khoảng 2.000 đầu đạn phi chiến lược.
"Ước tính Nga đã triển khai 311 ICBM có thể mang tới 1.050 đầu đạn" - tờ Bulletin of the Atomic Scientists cho biết thêm.
Năm 2010, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố phân bổ 20 nghìn tỷ rúp cho kế hoạch hiện đại hóa quy mô lớn để thay thế 70% khí tài quân sự còn lại của Liên Xô vào năm 2020.
Trong đó bổ sung cho hải quân 50 tàu chiến mới, hàng trăm chiến đấu mới cho không quân, hàng nghìn phương tiện quân sự mới cho lục quân, đồng thời hiện đại hóa toàn diện các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.
Theo Bulletin of Atomic Scientists:
Tháng 2/2012, ông Vladimir Putin, Thủ tướng Nga khi đó tuyên bố rằng quân đội Nga sẽ nhận hơn 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ trên bộ và trên biển trong thập kỷ tới, với mức trung bình 40 tên lửa một năm.
Tuy nhiên, con số này khó có thể đạt được, ít nhất là bởi các vấn đề về tài chính như tờ New York Times đã chỉ ra:
Do các vấn đề kinh tế, Nga khó có thể đủ khả năng trang bị số vũ khí mà ông Putin từng cam kết sẽ được chuyển giao vào năm 2020.
6 tháng trước, ông Putin tuyên bố rằng Nga sẽ bổ sung 50 tên lửa đạn đạo vào kho vũ khí hạt nhân trong năm nay, trong khi đó, ít nhất một quan chức quân sự cấp cao của Nga đã thừa nhận rằng tham vọng của Kremlin vượt quá túi tiền của họ.
Tạp chí Diplomat cũng từng đề cập tới những khó khăn mà Nga gặp phải khi duy trì tốc độ hiện đại hóa quân đội hiện tại:
Nga không thể đảm bảo mức chi tiêu quân sự lớn như vậy trong dài hạn. Cách duy nhất để họ trang trải cho mức chi tiêu quân sự ngày càng tăng là "lấn" sang nguồn ngân sách dự trữ.
Đây là khoản tiền mà Kremlin đã dành dụm được trong vài năm gần đây khi giá dầu tăng cao và dự kiến sẽ được sử dụng để bảo vệ nền kinh tế trước những cú sốc.
Song, sự tính toán này có vẻ quá lạc quan.
Theo một học giả sinh ra tại Nga: "Moscow đã tiêu hết hơn một nửa ngân sách quân sự dành cho năm 2015. Với tốc độ này, ngân sách dự trữ của Nga sẽ trống rỗng trước khi kết thúc năm nay".
Tuy nhiên, Nga đang trong quá trình loại biên các ICBM từ thời Liên Xô và thay thế chúng bằng các hệ thống vũ khí mới. Theo ước tính của các chuyên gia phương Tây, kế hoạch này mới hoàn thiện được một nửa.
Dự kiến, kế hoạch thay thế tòa bộ các hệ thống vũ khí từ thời Liên Xô sẽ kéo dài tới năm 2022.
vk
|