Mặc dù bị cả thế giới gồm các neocs liên quan và không liên quan đều lên tiếng phản đối kịch liệt với những hành động phí pháp của Trung Quốc lại Biển Đông nhưng có lẽ đều bị bỏ ngoài tai. Trung Quốc vẫn hiên ngang tại đây và thậm chí tuyên bố sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo tại đây.
Hôm qua 23-11, Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần VII tại Vũng Tàu kết thúc ngày làm việc đầu tiên với nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt, phần nêu quan điểm của đại biểu đến từ Trung Quốc khiến nhiều đại biểu phản bác. Ông Đặng Đ́nh Quư, giám đốc Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đă mở màn hội nghị trước hàng trăm học giả và quan khách bằng lời nhận định ẩn dụ đầy thẳng thắn: “Năm 2015, Biển Đông không có những cơn băo lớn nhưng sóng ngầm vẫn cuồn cuộn”! Nguy cơ này, theo ông Quư, đe dọa không chỉ một trong những huyết mạch giao thông trên biển quan trọng hàng đầu của thế giới mà c̣n đến tính mạng và công cuộc mưu sinh của hàng triệu ngư dân đánh bắt trên Biển Đông.
Tại hội nghị, GS Brahma Chellaney, Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi (Ấn Độ), quan ngại rằng vùng nước Biển Đông với nhiều tuyến hàng hải đông đúc đang đứng trước rủi ro xảy ra những va chạm nghiêm trọng.
Theo ông, gốc rễ của những căng thẳng gần đây xuất phát từ sự thay đổi đơn phương thực trạng hàng hải và lănh thổ.
“Trung Quốc đang thách thức các trật tự trên Biển Đông” - ông Chellaney nhấn mạnh. Ông cho rằng cần có cái nh́n hệ thống và chiến lược cho Biển Đông, nhấn mạnh rằng tự do hàng hải chỉ có thể được bảo đảm bằng luật pháp.
Hầu hết các học giả tại hội nghị đều đồng t́nh cho rằng hành động của Bắc Kinh đang dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng nguyên trạng trên
Biển Đông.
Trong khi đó, đại tá Sukjoon Yoon, nghiên cứu viên cao cấp Viện Chiến lược biển Hàn Quốc, nhận định Biển Đông đang ch́m trong định kiến và thiếu niềm tin.
Theo ông, điều may mắn là cho đến nay khu vực chưa có dấu hiệu đối đầu quân sự và các nước vẫn sẵn sàng thương thảo.
Nhưng giáo sư Liselotte Odgaard, thuộc Học viện Quốc pḥng hoàng gia Đan Mạch, cho rằng dù các nước vẫn tránh đối đầu nhưng chiến lược răn đe của Trung Quốc vẫn đáng lo ngại.
Trả lời Tuổi Trẻ, GS Odgaard cho rằng vẫn c̣n quá sớm để có thể nói về kết quả vụ kiện Trung Quốc mà Philippines đang theo đuổi trước Ṭa trọng tài thường trực.
Bà cũng lưu ư rằng ngay từ đầu Bắc Kinh đă “phủi” cách tiếp cận vấn đề này, cho rằng nó vô giá trị, tất nhiên mọi việc c̣n tùy thuộc vào việc Philippines muốn đạt được điều ǵ thông qua vụ kiện.
Việc Mỹ đang can dự sâu hơn vào Biển Đông, theo GS Odgaard, chỉ chứng tỏ một điều là Washington có một mối quan tâm riêng.
Chia sẻ quan điểm với bà Odgaard, ông Anton Tsvetov - trưởng ban quan hệ truyền thông và chính phủ thuộc Ủy ban các vấn đề quốc tế Nga - khuyên các quốc gia trong khu vực nên thận trọng trước phản ứng của Trung Quốc gây ra do sự có mặt của Mỹ.
vietbf @ sưu tầm