Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về khoa học và công nghệ, thế giới sẽ phải đối mặt với hàng loạt những nguy cơ, những tổn thất, nạn đói… trong năm 2050. Những sự thay đổi tiêu cực này sẽ khiến thế giới bước vào một trạng thái khác, dân cư trên thế giới sẽ phải khó khăn hơn để có thể tồn tại được.
1. Dân cư đô thị tăng gấp 3
Theo số liệu thống kê, vào năm 1950, chỉ có chưa đầy 750 triệu người sinh sống ở các thành phố lớn. Nhưng đến nay, con số đă tăng lên vượt mốc 4 tỷ người – tức là hơn một nửa dân số thế giới, và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Ước tính, vào giữa thế kỷ 21, dân số sống trong các thành phố lớn sẽ lên tới 6,3 tỷ người. Cùng với t́nh trạng dân số quá đông, việc lây lan các bệnh truyền nhiễm, virus, bệnh lao hay cúm cũng sẽ dễ dàng hơn.
Điều này một phần là do hạn chế, ngày một cạn của nguồn nước sạch và chi phí không đủ, ảnh hưởng tiêu cực tới y tế chăm sóc sức khỏe người dân. So với khu vực nông thôn, thành phố tiêu thụ khoảng ¾ năng lượng thế giới, đồng thời thải ra lượng lớn khí cacbon.
Do vậy, sự gia tăng dân số ở thành thị sẽ tạo ra áp lực cho ngành điện và ô nhiễm môi trường. Theo WHO, ô nhiễm không khí đă khiến 3,7 triệu người tử vong vào năm 2012.
2. Số người tử vong v́ ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người
Đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người mỗi năm. Đây là con số đưa ra mới đây của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD. Một trong số đó chính là Ozone mặt đất, là thủ phạm gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, hít phải chất này lâu ngày gây khó thở, hen suyễn.
3. Hơn một nửa dân số thế giới thiếu nước sinh hoạt
Tại thời điểm hiện tại, 1,1 tỷ người, khoảng 36% dân số thế giới sống trong những khu vực tạo ra khoảng 20% GDP toàn cầu nhưng không có nước sạch để dùng. Đến năm 2050, con số sẽ tăng lên đến gần 2 tỷ người, chủ yếu sống ở Trung Đông và Bắc Phi, theo Viện quản lư nước quốc tế.
Bên cạnh việc khan hiếm nước sạch, một phần lớn nước dùng cho tưới tiêu, và một số ngành khác cũng bị đe dọa. Hiện nay, 1/3 mạch nước ngầm đang dần biến mất, theo thống kê của World Preservation Foundation.
Với tốc độ tăng nhanh của dân số và sự nóng lên toàn cầu, t́nh h́nh sẽ càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, thế giới cũng phải đối mặt với nhiều nạn thiên tai khác như hạn hán, cháy rừng.
vbf @ sưu tầm