Trước những căng thẳng đang ngày càng tăng cao sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ 1 trực thăng quân sự của Nga khiến mối quan hệ giữa 2 nước rơi vào t́nh trạng gần như là đối đầu nhau. Ngay sau đó Nga đă "bóc phốt" Thổ Nhĩ Kỳ dung túng lực lượng IS và tuồn vũ khí sau lưng cho lực lượng này và rất có thể là 1 trong những nguồn huy động vốn cần thiết của IS.
Bộ tổng chỉ huy Syria ngày 28/11 khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đă gia tăng hỗ trợ vũ khí, đạn dược và thiết bị vào Syria, để đổi lại dầu mỏ và cổ vật mà IS cướp bóc được.
“Chúng tôi có thông tin rơ ràng rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đă gia tăng hỗ trợ cho các phần tử khủng bố. Họ tăng lượng vũ khí, đạn dược và nhu yếu phẩm cung cấp cho chúng, để chúng tiếp tục các hành vi tội phạm, để đổi lại dầu mỏ và cổ vật được đánh cắp từ Syria và Iraq với giá rẻ. Họ lợi dụng sự hiện diện của những kẻ khủng bố, vốn được họ để cho kiểm soát các khu vực biên giới”, hăng thông tấn nhà nước Syria SANA đưa tin.
Các lô vũ khí mới, được cho là đă được đổi bằng dầu lậu và cổ vật đánh cắp, đang được chuyển qua biên giới dưới vỏ bọc là hàng viện trợ nhân đạo, và dễ dàng đi qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, giới chức Syria khẳng định.
Đây không phải lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ bị tố cung cấp vũ khí cho IS. Hồi tháng 5 vừa qua, tờ Cumhuriyet của nước này đă gây chấn động dư luận, khi đăng tải loạt h́nh ảnh và video ghi lại những thùng vũ khí, đạn dược được giấu trong hàng viện trợ, chở sang lănh địa IS. Đoàn xe được hộ tống bởi nhân viên cơ quan t́nh báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (MIT).
Các lănh đạo tờ báo này đă bị bắt và đề nghị khởi tố về tội phản quốc, gián điệp và tuyên truyền cho khủng bố, kênh RT của Nga đưa tin. “Những người điều đoàn xe từ Thổ Nhĩ Kỳ biết vũ khí sẽ “được đưa tới và rơi vào tay IS””, một lănh đạo Cumhuriyet tại Istanbul khẳng định. “Có những lá cờ thuộc về IS…(có thể nh́n thấy) rất rơ từ phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đưa ra những b́nh luận trái ngược. Đầu tiên họ nói rằng số vũ khí đó “được chuyển tới cho Quân giải phóng Syria”, trước khi phủ nhận hoàn toàn về lô vũ khí bị phát hiện. Sau đó họ lại nói rằng đó là “hàng viện trợ cho các chiến binh Turkmen”.
Theo Reuters, hoạt động cung cấp vũ khí của t́nh báo Thổ Nhĩ Kỳ cho các phiến quân tại Syria đă diễn ra từ cuối năm 2013 và đầu năm 2014.
Lời khai từ các nhân viên lực lượng hiến binh và nhân chứng trước ṭa cho thấy, nhiều bộ phận tên lửa, đạn, và đạn pháo bán thành phẩm đă được chở trên các xe tải do mật vụ của MIT áp tải. Lô hàng được đưa vào nhiều khu vực tại Syria do các chiến binh Hồi giáo kiểm soát.
4 xe tải đă bị lục soát tại tỉnh Adana, trong các chiến dịch bố ráp của cảnh sát và hiến binh, một đợt diễn ra tháng 11/2013, và 3 đợt khác trong tháng 1/2014 theo lệnh của cơ quan công tố.
Trong khi xe tải đầu tiên bị bắt giữ, 3 chiếc khác được phép tiếp tục hành tŕnh, sau khi các mật vụ của MIT đi trên những xe này đe dọa cảnh sát, và chống đối bằng vũ lực cuộc lục soát, hồ sơ của ṭa cho biết.
Tổng thống Tayyip Erdogan khẳng định 3 xe tải bị chặn hôm 19/1/2014 thuộc về MIT và chở theo hàng viện trợ.
“Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy một số quan chức nhà nước đă giúp sức cho những người vận chuyển các lô hàng”, công tố viên Ozcan Sisman khẳng định. Đây chính là người ra lệnh lục soát chiếc xe tải đầu tiên hôm 7/11/2013, sau khi nhận được tin báo.
Kể từ sau vụ khám xét đó, Sisman và nhiều công tố viên khác liên quan đến việc chặn và khám xe tải của MIT đều đă bị bắt theo lệnh của công tố nhà nước, và đối diện với việc bị khởi tố v́ lục soát bất hợp pháp. Lệnh bắt giữ Sisman, theo Reuters, do Hội đồng thẩm phán và công tố viên Tối cao ban hành, cáo buộc Sisman tiết lộ bí mật nhà nước và làm tổn hại h́nh ảnh chính phủ.
Ngoài điều tra của tờ Cumhuriyet và Reuters, nhiều tờ báo khác cũng đă tiết lộ phỏng vấn với các phần tử IS, khẳng định họ được Ankara cung cấp vũ khí và hậu thuẫn.
Tờ Today's Zaman của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28/9 đă đăng tải phỏng vấn với Mehmet Askar, một trong số 11 nghi phạm bị bắt do nghi ngờ là thành viên IS, nhóm Jabhat al-Nusra và Quân giải phóng Syria. Askar hiện đang bị ṭa h́nh sự cấp cao tại Thổ Nhĩ Kỳ xét xử, trong vụ án MIT cố t́nh chuyển vũ khí và thiết bị quân sự cho các chiến binh Hồi giáo tại Syria.
Askar cho biết đồng phạm của ḿnh, tên Haisam Toubalijeh (c̣n có biệt danh Topalca), có liên quan đến vụ vận chuyển vũ khí bị phát giác năm 2013, đă trấn an Askar rằng những mối quan hệ trong MIT sẽ giúp chuyến hàng đi suôn sẻ.
“Topalca và lực lượng hiến binh thực hiện một vài cuộc điện thoại mà tôi không thể nghe thấy. Sau đó không cần kiểm tra phương tiện, với đầy vũ khí trên thùng, chúng tôi được đưa tới biên giới với một xe quân sự hộ tống”, Askar nói.
vbf @ sưu tầm