TQ không thể một tay che lấp cả bầu trời được!
Nga tỏ thái độ ra sao trước hành động của TQ?
TQ không thể ngang ngược măi được…
Trang mạng Tin tức quốc gia (Nga) ngày 9/1 có bài viết cho biết vào ngày 2/1, máy bay của Trung Quốc lần đầu tiên hạ cánh xuống Biển Đông trên quần đảo Trường Sa nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Bài viết tường thuật một cách khách quan sự việc, cũng như phản ứng của các bên có liên quan tới vấn đề Biển Đông là Việt Nam và Philippines.
Hai máy bay dân dụng đậu trên đường băng do Trung Quốc xây phi pháp ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trên thực tế, đây là thái độ mà báo chí Nga thường xuyên thể hiện khi đề cập tới vấn đề biển Đông. Trước đó, nói*về tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông, theo báo Độc lập (Nga), mưu đồ của Bắc Kinh nhằm tránh tranh căi với các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) liên quan đến những tranh chấp biển đảo đă và đang thất bại.
Tờ báo Độc lập cho biết thêm, cùng với đối tác quân sự có truyền thống lâu đời là Washington, Nhật Bản dự định sẽ đóng vai tṛ tích cực hơn nữa trong việc kiềm chế tham vọng lănh thổ của Trung Quốc.
Cuối cùng, tờ báo “Độc lập” kết luận rơ ràng là Bắc Kinh đă không đủ minh bạch để thuyết phục cộng đồng quốc tế và các đối tác trong khu vực về chiến lược của ḿnh. (Nhiệm vụ chiến lược của Trung Quốc - không phải để thiết lập quyền kiểm soát các vùng biển, mà thúc đẩy các ư tưởng hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, được gọi là "Con đường tơ lụa"…, theo giải thích của Trung Quốc).
Nếu Trung Quốc thực sự mong muốn xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển", họ phải thuyết phục được các nước về sự chân thành trong ư tưởng hợp tác kinh tế đa quốc gia.
Vào tháng 6/2015, tờ Sputnik của Nga cũng đăng tải bài viết cho rằng, phản ứng của Nhật Bản sau khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố “sắp bồi lấp xong” (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là một lời cảnh báo dành cho Bắc Kinh rằng “xây dựng không đồng nghĩa với sở hữu”.
Theo b́nh luận của Sputnik, không phải ai cũng cảm thấy những hành động bồi lấp (trái phép) của Trung Quốc ở Biển Đông là một hành vi “công bằng, hợp lư và hợp pháp… không ảnh hưởng và không chống lại bất cứ bên nào” như tuyên bố trước đó của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Về vấn đề này, Mỹ và Nhật Bản cùng các nước khác trong khu vực đă nhiều lần bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với các hoạt động bồi lấp (phi pháp) của Bắc Kinh trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Cụ thể, ngày 8/1, Bộ Quốc pḥng Mỹ cảnh báo, việc máy bay Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông trong thời gian gần đây là hành động làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Mỹ Peter Cook nêu rơ: Chúng tôi quan ngại về những chuyến bay này cũng như tất cả những hành động của Trung Quốc tại các ḥn đảo có tranh chấp ở Biển Đông. Bất cứ động thái nào của bất kỳ quốc gia nào làm gia tăng căng thẳng liên quan tới những ḥn đảo tranh chấp này, cũng như việc t́m cách quân sự hóa hay tiến hành những hoạt động bồi lấn tại các ḥn đảo đó sẽ chỉ gây thêm bất ổn trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng bày tỏ quan ngại của nước này trước những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo Ngoại trưởng F.Kishida, đây là hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại khu vực, biến hoạt động cải tạo đất nhanh chóng và quy mô lớn tại những vùng biển tranh chấp thành sự đă rồi.
Trước đó, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết, bất kỳ nỗ lực nào nhằm hạn chế tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông nên được xem là một "báo động đỏ", đồng thời khẳng định Anh sẽ tiếp tục khẳng định quyền di chuyển trong khu vực này.