Mỹ đă nắm được điểm yếu của TQ rồi!!!
‘Quái chiêu’ của Mỹ là ǵ vậy?
TQ đang bị khống chế trên biển Đông!?!?
TTXVN dẫn bài phân tích trên báo này cho hay, Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN diễn ra từ ngày 15-16/2 tại Rancho Mirage, California là cơ hội để Quốc hội Mỹ khẳng định lợi ích của đất nước và phê chuẩn tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
![](http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=855440&stc=1&d=1454868469)
Giới chức Mỹ khẳng định nước này sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra Biển Đông trong năm 2016.
UNCLOS được thông qua vào năm 1982, có 162 quốc gia thành viên tham gia, trong đó cả Trung Quốc và Nga, nội dung Công ước điều chỉnh các hoạt động tại các đại dương trên thế giới, trong đó Mỹ chưa kư tham gia công ước này.
Theo bài báo, đă đến lúc Mỹ cần gác lại các vấn đề đảng phái để tập trung vào lợi ích quốc gia, trong đó có quyền đi lại tự do vô hại. Hạm đội 7 của Mỹ đă, đang và sẽ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải tại các khu vực có tranh chấp do Trung Quốc tạo ra ở Biển Đông.
Cơ sở quan trọng để Mỹ triển khai các hoạt động này là các quy định của UNCLOS, trong đó có các quy định về việc đi lại qua “các eo biển quốc tế” và các “vùng đặc quyền kinh tế”.
Nh́n chung, việc kư tham gia UNCLOS sẽ tạo cơ sở vững chắc hơn cho quân đội Mỹ thực thi quyền tự do đi lại phù hợp với nhiều chương tŕnh, sáng kiến quan trọng do Mỹ đề xướng.
Việc phê chuẩn UNCLOS cũng tạo cho Mỹ có địa vị pháp lư phù hợp để tham gia các hoạt động tố tụng tại các cơ quan tài phán có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế và do đó có thể tránh được các va chạm nguy hiểm với các lực lượng hải quân và tàu cá bán quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Hơn nữa, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để Mỹ tăng cường các kênh hợp tác chính thức với các nước, bởi hầu hết các đồng minh, đối tác của Mỹ đều là thành viên của UNCLOS. Việc kư UNCLOS sẽ tạo sức thuyết phục hơn khi Mỹ “niệm câu thần chú”: “Mỹ yêu cầu tự do tối đa cho cả tàu hải quân và thương mại khi di chuyển và hoạt động ngoài khơi bờ biển các nước mà không gặp phải bất kỳ sự sự can thiệp nào.”
Rơ ràng Mỹ sẽ có cơ sở hơn để thực thi quyền tự do đi lại và tiếp cận toàn cầu đối với các tàu quân sự, thương mại, máy bay và hệ thống cáp quang ngầm dưới biển thông qua việc phê chuẩn UNCLOS, Công ước mà lâu nay Mỹ vẫn đang dựa vào để khẳng định quyền tự do đi lại của ḿnh.
Việc phê chuẩn UNCLOS cũng sẽ cho phép Mỹ giành vị trí chiến lược tại khu vực Thái B́nh Dương đồng thời biến lời nói thành hành động nhằm tạo sự tin tưởng vào lời nói của Mỹ trong bối cảnh nổi lên mối quan ngại rằng một số quốc gia thành viên UNCLOS đang cố gắng thay đổi cán cân tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.
Tư cách thành viên UNCLOS c̣n tạo cho Mỹ cơ sở pháp lư để ủng hộ và thúc đẩy các biện pháp ḥa b́nh nhằm giải quyết các tranh chấp dựa trên quy định của luật pháp quốc tế.
Mặc dù chưa kư UNCLOS nhưng Mỹ hiện vẫn luôn cho rằng cần dựa vào các quy định của UNCLOS để giải quyết các tranh chấp phát sinh trên biển.
Cuối cùng, việc tham gia UNCLOS cũng có thể giúp Mỹ có cơ sở trong việc bảo vệ những lợi ích của ḿnh ở Bắc Cực, khu vực được cho là có lợi ích an ninh hàng hải và kinh tế ngày càng quan trọng.
Trong năm 2015 và đầu năm 2016, Mỹ đă tăng cường hành động ở Biển Đông bằng các cuộc tuần tra, áp sát các đảo và băi đá Trung Quốc chiếm đóng và xây đắp phi pháp ở Biển Đông.
Hôm 3/2, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter tuyên bố, nước này sẽ không dừng lại các hoạt động đó.
“Chúng tôi phải phản ứng. Chúng tôi sẽ điều máy bay và tàu đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, chấm hết”, ông Carter nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Carter nhận định Trung Quốc đă tự cô lập ḿnh bằng những hành động gây quan ngại trên Biển Đông và khiến các nước trên khắp khu vực có động thái phản ứng. Ông cho biết thêm Lầu Năm Góc đề xuất ngân sách 582,7 tỷ USD cho tài khóa 2016 - 2017 với trọng tâm là an ninh mạng, tăng cường hỏa lực cho tàu ngầm, đẩy mạnh tàu robot mới và phương tiện dưới nước cũng như những hệ thống đánh chặn tên lửa mới cho tàu chiến Mỹ. Tất cả nhằm ứng phó với các biến động an ninh mới, trong đó có hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực.