Núi lửa khi phun trào ở cấp độ mạnh thường gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của, gây ra những nỗi đau kinh hoàng cho nhân loại. Dưới đây là những vụ phun trào núi lửa khủng khiếp nhất trong lịch sử khiến nhân loại không khỏi đau ḷng mỗi khi nhắc lại.
1. Núi lửa Tambora, đảo Sumbawa, Indonesia, VEI 7 (1815)
Thảm họa núi lửa phun trào Tambora được ghi nhận là đợt phun trào lớn nhất trong lịch sử nhân loại khi chỉ số VEI được đánh giá cấp 7. Trận phun trào này diễn ra vào ngày 10/04/1815 đă chôn vùi 88.000 người dưới lớp dung nham với sức nóng khủng khiếp.
Theo thông tin được báo cáo bởi các nhà khoa học NASA, đợt phun đào của núi lửa Tambora có sức ảnh hưởng tới tận ḥn đảo Sumatra, cách đó hơn 1.930 km, đồng thời phát tán khoảng 150 km3 tro bụi vào không khí.
2. Núi lửa Changbaishan, VEI 7 (1000 năm trước CN)
Được biết đến với tên gọi Trường Bạch (Baitoushan), đợt phun trào này khủng khiếp tới mức khiến ḍng nham thạch chảy đến tận phía Nam Nhật Bản với khoảng cách ước tính là 750 dặm, tương đương 1.200 km, đồng thời tạo ra một miệng núi lửa rộng khoảng 4.5 km và sâu gần 1km. Miệng núi lửa này ngày nay chính là hồ Thiên Tŕ, thu hút đông đảo du khách tham quan nhờ vẻ đẹp tự nhiên và những ǵ mà chính trận phun trào núi lửa Trường Bạch đă kiến tạo.
Nằm ở biên giới Trung Quốc và Triều Tiên, Trường Bạch được ghi nhận xảy ra đợt phun trào cuối cùng vào năm 1702 và theo các nhà địa chất, từ sau thời gian này, nó không c̣n hoạt động. Mặc dù khí thải vẫn xuất hiện vào năm 1994 nhưng không có bằng chứng rơ ràng về sự hoạt động trở lại của Trường Bạch.
3. Núi lửa Thera, VEI 7 (khoảng 1610 trước CN)
Đợt phun trào của núi lửa Thera diễn ra vào khoảng năm 1610 trước CN được xem là thảm họa làm rung chuyển Địa Trung hải, tạo ra một hố lớn trên đảo Aegean và những đợt sóng dữ dội. Các nhà khảo cổ tin rằng trận phun trào này có liên quan đến sự biến mất của nền văn minh Minoan do các đám tro bụi bao bọc thành phố và nhấn ch́m các đội tàu biển của họ. Hiện nay, Thera chính là đảo Santorini thuộc Hy Lạp.
4. Núi lửa Ilopango, VEI 6+ (450 sau CN)
Ilopango nằm cách thành phố San Salvador chỉ vài dặm về phía Đông và đă xảy ra 2 đợt phun trào rất lớn. Lần thứ nhất là vào năm 450 sau CN khiến vùng trung tâm và phía tây EL Salvador tràn ngập trong tro và đá bọt, đồng thời cũng làm cho thành phố của người Mayan bị phá hủy hoàn toàn, buộc họ phải di chuyển sang một vùng đất khác.
Đợt phun trào này cũng đă tạo thành một hồ miệng núi lửa và hiện đang được xếp là một trong những hồ lớn nhất của El Salvador.
5. Núi lửa Ambrym, VEI 6+ (50 Sau CN)
Ambrym có diện tích khoảng 665 km, là một phần của Cộng ḥa Vanuatu – một quốc gia nhỏ ở phía Tây Nam Thái B́nh Dương. Đợt phun trào diễn ra vào năm 50 sau CN của Ambrym đă tạo ra một miệng núi rửa rộng 12km và khiến một lượng lớn tro bụi tràn xuống chân núi.
Hiện tại, Ambrym là một trong những ngọn núi lửa hoạt động tích cực nhất trên thế giới với khoảng 50 đợt phun trào kể từ năm 1774 và được xem là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối người dân địa phương sống ở gần đó. Năm 1894, một đợt phun trào của Ambrym đă khiến 6 người bị thiệt mạng và 4 người bị vùi lấp trong dung nham. Ngoài ra, trận mưa axit (được xác định nguyên nhân một phần do trận phun trào này) diễn ra năm 1979 cũng đă cướp đi sự sống của khá nhiều loài sinh vật.
vbf @ sưu tầm