Những công trình kiến trúc trong tương lai sẽ thế nào nhỉ? Nếu muốn biết thì bạn hãy xem những hình ảnh dưới đây. Đây là những hình ảnh trong cuộc thi Ý tưởng về Kiến trúc cho tương lai được tổ chức hàng năm.
Dựa trên tình hình thực tế trong vài chục năm tới, khi hạn hán, lũ lụt xảy ra, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khủng hoảng nhà ở do dân số tăng nhanh... năm nay, cuộc thi đã lựa chọn ra khá nhiều ý tưởng kiến trúc ấn tượng và nhiều khả năng sẽ áp dụng cho tương lai.
Dưới đây là những công trình ấn tượng nhất:
Công trình có tên gọi “Neck of the Moon”, được thiết kế bởi El Hadi Jazairy - trợ lý giáo sư kiến trúc tại Đại học Michigan - đã giành giải Kiến trúc không gian ấn tượng. Được gọi là “Mặt trăng thứ hai”, công trình có các hạng mục tự cung tự cấp về năng lượng và lấy tài nguyên khoáng sản từ Mặt trăng thay vì Trái đất.
Còn đây là chiếc xe tự hành trên Mặt trăng, được thiết kế bởi kiến trúc sưMiloje Krunic, cho phép con người có thể di chuyển dễ dàng trên đó. Đồng thời, nó cũng giúp con người lên xuống Mặt trăng/Trái đất như “đi chợ”.
Mục đích của nó là thăm dò và khai thác khoáng sản. Trên Mặt trăng, người ta cũng sẽ tạo ra một hệ sinh thái khác phục vụ cho khai thác mỏ.
Dự án nhà ở nổi trên các tảng băng, dự kiến sẽ đặt trên dòng Arctic (giữa Greenland và Canada). Hệ thống này cho phép tự sản xuất nước ngọt bằng cách làm tan chảy những tảng băng. Nó được thiết kế bởi nhóm kiến trúc sư bao gồm Meriem Chabain, Etienne Choubauxand Maeva Leneveu từ École Nationale Supérieure d'Architecture Paris Malaquais. Thiết kế này đã giành giải thưởng công trình sáng tạo cho môi trường biển.
Ý tưởng vườn thú nhân tạo có tên gọi BiodiverCity. Tổ hợp này sẽ có thêm các rặng san hô nhân tạo cho các động vật biển đến sinh sống.
Bên trên sẽ là nơi cư ngụ cho hàng ngàn người. “Hòn đảo” này không cố định một chỗ mà sẽ di chuyển trên đại dương.
Du khách có thể tham quan đảo, chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời dưới đáy đại dương...
...một cách chân thực và sống động nhất.
Đây cũng là một công trình cho phép khai thác nước ngọt từ các tảng băng trôi ở Bắc cực. Hạng mục này có tên gọi là Arctic Harvester.
Còn đây là công trình của kiến trúc sư Mỹ Gabriel Munoz-Moreno. Công trình này có tác dụng trong việc đối phó với mực nước biển đang tăng lên. Khi nước dâng cao, công trình này cũng nổi lên theo.
CALTROPe được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hungary Anna Barothy, Melinda Bozso và Janka Csernak. Nó sẽ tạo ra một hệ sinh thái dưới nước cho động vật sinh sống...
...khả năng lọc nước bằng các ô thiết kế đặc biệt...
...đồng thời có khả năng chắn sóng, giảm tình trạng xói mòn.
Đảo trôi PLASTIQUES 2.0 – một tác phẩm của các bạn trẻ người Việt gồmNguyễn Lê Hưng, Nguyễn Bảo Thư, Trần Khánh Chi và Trần Hoàng Anh - từng đoạt giải nhất cho hạng mục “Kiến trúc và các vấn đề của nước biển dâng”.
VietBF © Sưu Tầm