Trung Quốc ngày càng cho thấy sự bành trướng của ḿnh, khi không thèm quan tâm đến láng giềng. Sự chiếm đảo lấn biển của Trung QUốc đang diễn ra ác liệt ở biển ĐÔng. Nhiều nước đă bắt tay nhau để đối phó Trung QUốc.
Tờ Guardian dẫn lời ông Hishammuddin nói rằng ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc pḥng Marise Payne để cố gắng ‘buộc Trung Quốc giữ lời hứa không đặt khí tài quân sự trong khu vực’.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn biển Đông, và mới đây gấp rút bồi đắp trái phép đảo nhân tạo, đưa vũ khí ra các đảo này.
“Nếu các báo cáo chúng tôi nhận được từ nhiều nguồn khác nhau liên quan tới việc tăng cường vũ trang và triển khai khí tài quân sự trên quần đảo Trường Sa là đúng, th́ điều này buộc chúng tôi phải đẩy lui Trung Quốc” – ông Hishammuddin nói với các phóng viên.
Tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nói rằng Trung Quốc không có ư định quân sự hóa các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
Trong một bức thư hồi tháng Hai, Giám đốc t́nh báo quốc gia Mỹ James Clapper viết rằng việc Trung Quốc bồi đắp trái phép và xây dựng công tŕnh trên các đảo nhằm thiết lập hạ tầng cần thiết, để ‘phóng chiếu các tiềm lực quân sự ở biển Đông, vượt ra khỏi mức độ pḥng thủ cần thiết cho các tiền đồn này’.
Ông Hishammuddin nói rằng ông cũng sẽ gặp các nhà chức trách Việt Nam và Philippines nếu như báo cáo về việc Trung Quốc mở rộng quân sự là đúng. Malaysia ‘không thể hành động một ḿnh để ngăn chặn các hành động gây hấn này’ – ông Hishammuddin nói.
“Chúng tôi cần sự hỗ trợ của các nước khác trong ASEAN, và tôi sẽ tiếp tục [t́m kiếm các hỗ trợ đó]. Điều này rất quan trọng với chúng tôi để duy tŕ cân bằng và kiềm chế hành động của các siêu cường, cho dù đó là Trung Quốc hay là Mỹ chăng nữa” - ông Hishammuddin cho biết thêm.
Tháng trước, 10 quốc gia thành viên ASEAN nói rằng họ hết sức ‘quan ngại’ về các diễn biến ở vùng biển có tranh chấp, trong đó có cả việc Trung Quốc điều tên lửa và máy bay chiến đấu ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.