Vietbf.com - Hơn 11,5 triệu tài liệu của Công ty luật Mossack Fonseca bị ṛ rỉ rỉ lớn nhất trong lịch sử với « Tiền cất giấu của các lănh đạo Nhà nước ». « Cơn chấn động thế giới vụ Panama Papers » cho thấy hơn 100 nhân vật quyền lực, giàu có và nổi tiếng sử dụng dịch vụ của công ty. Tuy nhiên, người Mỹ gần như vắng mặt trong số tài liệu bị ṛ rỉ này cho đến giờ.
Hàng loạt nhân vật tiếng tăm từ hàng chục quốc gia trên thế giới được nhắc tên trong “Hồ sơ Panama”. Ảnh: eoinhiggins
11,5 triệu tài liệu của Công ty luật Mossack Fonseca cho thấy hơn 100 nhân vật quyền lực, giàu có và nổi tiếng sử dụng dịch vụ của công ty này để mở các tài khoản ở những thiên đường trốn thuế tại nước ngoài để khỏi đóng thuế ở quê nhà.
Việc chuyển tiền đến thiên đường trốn thuế không hẳn là bất hợp pháp nhưng những tiết lộ này có thể gây nhiều bối rối, cũng như một số quan chức cho thấy nhiều quan chức , lănh đạo dường như có nhiều tiền hơn những ǵ được biết.
Cho đến nay, chỉ có một người Mỹ duy nhất xuất hiện trong tài liệu ṛ rỉ: nữ triệu phú Marianna Olszewski.
Câu hỏi được đặt ra là phải chăng người Mỹ trung thực hơn những người nộp thuế ở những quốc gia khác? Hoặc giới nhà giàu Mỹ có nhiều cách tốt hơn để trốn thuế?.
Hóa ra, giới nhà giàu Mỹ ít cần đến thiên đường trốn thuế hơn những người giàu ở nơi khác.
Ông Lee Sheppard, chuyên gia về thuế quốc tế làm việc tại Tập đoàn phân tích thuế Tax Analysts, nh́n nhận: “Người dân ở các quốc gia khác phải đóng thuế khá cao và gần như mọi người giàu đều có tài khoản ngân hàng ở “thiên đường trốn thuế”.
Tuy nhiên, đây không phải vấn đề quá lớn ở Mỹ.
Mức thuế thu nhập liên bang ở Mỹ không cao như phần lớn các nước châu Âu. Ngoài ra, đối với thu nhập đầu tư, thuế lăi vốn ở Mỹ là 20%. Tại hầu hết nước châu Âu, mức thuế này dao động từ 15-42%.
Ngoài ra, ít có quốc gia nào được miễn giảm thuế nhiều như Mỹ.
Đối với những người Mỹ muốn tối đa hóa giá trị tài sản của họ, việc mở tài khoản ở thiên đường thuế không phải là lựa chọn quá hấp dẫn.
Đối với những người mới bắt đầu, chi phí của việc làm này khá đắt đỏ v́ họ phải thuê luật sư, chuyên gia tư vấn, nhân viên kế toán...Chưa hết, Sở Thuế vụ Mỹ gần đây đă ban hành những quy định mới trừng phạt nghiêm ngặt nhưng ai không khai báo tài sản ở nước ngoài.
Mỗi cá nhân gửi ít nhất 10.000 USD ở ngân hàng nước ngoài phải khai báo tài khoản của họ cho IRS mỗi năm.
Trong khi đó, các ngân hàng cũng làm điều tương tự đối với những khách hàng Mỹ có tổng giá trị các tài khoản là hơn 50.000 USD.