Mark Kelton - quan chức cấp cao của Cục T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) và là trưởng đại diaạn của CIA tại Pakistan từng giám sát cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden đă bị các điệp viên Pakistan đầu độc. Ông bị đau bụng dữ dội không thuốc nào chữa khỏi sau hai tháng đột kích vào dinh thự của thủ lĩnh này đầu tháng 5/2011. Cho đến nay ông vẫn bị các cơn đau hành hạ.
Osama bin Laden trong một bức ảnh chụp năm 1988 (Ảnh: EPA)
Giới chức CIA cho rằng có khả năng bệnh t́nh của ông Kelton là do có sự dính líu của các lănh đạo t́nh báo Pakistan và đă mở một cuộc điều tra về vấn đề này vào thời điểm đó, tờ Washington Post đưa tin ngày 6/5.
Tờ báo cho biết, nguyên nhân “bí ẩn” của căn bệnh, cùng các cáo buộc rằng t́nh báo Pakistan có “liên quan tới nhiều âm mưu chống lại các nhà báo, nhà ngoại giao và các đối thủ khác”, đă gây ra những ngờ vực của CIA.
Cũng theo Washington Post , mối quan hệ giữa Washington và Islamabad đă bị căng thẳng vào thời điểm, và càng bị tổn hại hơn do cuộc đột kích của CIA.
Mối quan hệ đă bị xấu đi nhanh chóng chỉ 48 giờ sau khi ông Kelton tới Pakistan khi Raymond Davis, một nhân viên hợp đồng của CIA, bắn chết 2 nam giới Pakistan tại Lahore vào tháng 2/2011.
Vào thời điểm diễn ra cuộc đột kích nhằm vào dinh thự của Osama bin Laden tháng 5/2011, mối quan hệ giữa CIA với lănh đạo t́nh báo Pakistan Ahmed Shuja Pasha xấu tới mức họ hầu như không nói chuyện, các quan chức CIA tiết lộ.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ không t́m thấy bằng chứng nào cho thấy ông Kelton bị đầu độc, cũng như không t́m thấy bằng chứng cho thấy giới chức Pakistan đầu độc bất kỳ quan chức Mỹ nào công tác tại nước này.
Một trực thăng của quân đội Mỹ bị rơi trong cuộc đột kích nhằm vào dinh thự của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan tháng 5/2011 (Ảnh: AFP)
Kelton, hiện 59 tuổi và đă về hưu, nhiều lần từ chối trả lời phỏng vấn. Nhưng trong một cuộc trao đổi ngắn qua điện thoại, ông cho biết nguyên nhân căn bệnh của ông “chưa từng được làm rơ” và rằng ông không phải là người đầu tiên nghi ngờ ḿnh bị đầu độc.
Trong khi đó, Pakistan đă nổi giận với các cáo buộc trên, và bác bỏ những nghi ngờ của phía Mỹ là “hoang đường, không đáng b́nh luận”.
“Chúng tôi phản đối những lời bóng gió bị ám chỉ trong những cáo buộc”, một phát ngôn viên của đại sứ quán Pakistan tại Washington cho biết.
Islamabad từ chối b́nh luận về vụ việc.
Ông Kelton đă đổ bệnh không lâu sau cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh ẩn náu của al-Qaeda, nhưng t́nh trạng của ông ban đầu được cho là bệnh tiêu hóa thông thường mà nhiều người phương Tây gặp phải ở Pakistan.
Nhưng các triệu chứng của ông Kelton vẫn dai dẳng dù được chữa trị tại Pakistan cũng như ở nước ngoài. Đến tháng 7/2011, ông Kelton bị rút ra khỏi Pakistan do “bị khủng hoảng y tế nghiêm trọng”, chỉ 7 tháng sau khi được bổ nhiệm cho vị trí kéo dài 2 năm.
Hiện ông Kelton đă b́nh phục ca phẫu thuật bụng.
Therealtz © VietBF