Quan điểm chung hiện nay nhằm đối phó với một môi trường chiến tranh A2/AD: không cần thiết tập trung sự quan tâm vào một trận chiến vũ khí trang bị hạng nặng đối đầu vũ khí trang bị hạng nặng ở cấp chiến thuật, không có những mục tiêu quân sự cụ thể và sự hỗ trợ hạn chế từ các quốc gia đồng minh và đối tác.
Các chuyên gia quân sự Lầu Năm Góc gặp khó khăn khi phải đề ra các giải pháp nhằm đối phó hiệu quả với cái gọi là chiến lược chống xâm nhập / ngăn chặn tiếp cận (A2/AD) mà Trung Quốc đang triển khai trên biển Đông. Bằng cách nào?
Không đoàn máy bay F-16 của không quân Mỹ
A2/AD là chiến lược pḥng thủ, tập trung vào một mục đích cụ thể là tước bỏ của quân đội Mỹ, đặc biệt là lực lượng không quân và hải quân phương pháp tác chiến truyền thống – chiến tranh hỏa lực áp đảo đối phương .
Những giải pháp căn bản để giành ưu thế trước chiến lược này là các hoạt động tác chiến phải diễn ra xung quanh điểm then chốt – giảm thiểu tối đa các hoạt động vô nghĩa, tác chiến tầm gần, chiến lược tấn công tiêu diệt nhanh, đây là nền tảng của những ǵ đă được gọi là khái niệm Air- Sea Battle (tác chiến không-biển) và chiến lược tăng cường thứ 3, thực hiện hoạt động tác chiến theo một phương pháp hoàn toàn khác, tăng cường sức mạnh nhờ vị trí địa lư thuận lợi và một cơ cấu liên minh bền chặt lâu dài.
Nếu không Mỹ có nguy cơ lặp lại kinh nghiệm của chiến trường Khe Sanh trên một quy mô tầm cỡ quốc tế - một chiến thắng chiến thuật vô nghĩa đạt được với chi phí quá cao.
Chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc
Có thể hiểu được chiến lược thách thức A2/AD (chiến lược chống tiếp cận) là một tư duy sáng tạo Mỹ, không phải của Trung Quốc hoặc Nga. Tương tự như việc Trung Quốc phát triển học thuyết "Chống can thiệp", lấy kinh nghiệm từ sự thành công của chiến dịch “Băo táp sa mạc” , từ học thuyết này Bắc Kinh đă phát triển cấu trúc tổ chức binh lực nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong một cuộc xung đột tiềm năng giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Học thuyết cơ bản này đă thúc đẩy sự phát triển lực lượng quân sự Trung Quốc trong gần một phần tư thế kỷ. Giống như Học thuyết Air Land Battle của những năm 1980, Học thuyết Chống can thiệp của Trung Quốc tập trung định hướng cụ thể vào Mỹ và những khả năng mà Liên minh quân sự đă sử dụng chống Iraq năm 1991.
Học thuyết này tương tự như chiến lược tăng cường thứ hai, hướng sự tập trung vào làm suy yếu các mối đe dọa từ Liên Xô và châu Âu. Những nhà hoạch định chiến lược của Bộ Tư lệnh Huấn luyện và đào tạo (TRADOC) phát triển khái niệm Air – Land Battle (tác chiến không-bộ) và sau đó chuyển giao khái niệm học thuyết cho Bộ Quốc pḥng Mỹ, phần khởi đầu then chốt của học thuyết được bắt đầu bằng việc biết đối tượng tác chiến sẽ là ai và chiến đấu ở đâu.
Những chiến lược gia TRADOC có sự hiểu biết sâu sắc về các h́nh thức tác chiến ưu tiên của quân đội Liên Xô, nắm rơ địa h́nh chiến trường có liên quan, thời tiết khí hậu môi trường, cấp độ tập huấn kỹ chiến thuật, năng lực hậu cần kỹ thuật của các đối thủ hiện hành. Kế hoạch quân sự của Trung Quốc sử dụng các phương pháp cơ bản giống như các phương thức tác chiến quân đội Liên Xô.
Những nỗ lực của các nhà nghiên cứu đă cải thiện đáng kể t́nh h́nh do thực tế Mỹ đă dành quá nhiều thời gian nghỉ ngơi trên vinh quang và vẫn đang có tư duy đặt toàn bộ niềm tin chiến thắng trên công nghệ tàng h́nh và vũ khí có độ chính xác cao, cơ bản giống như kịch bản Chiến tranh vùng Vịnh, áp dụng cùng một phương thực tác chiến.
Phạm vi tấn công của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc
Ưu thế chiến lược của Trung Quốc tập trung xoay quanh việc tạo ra mối đe dọa bằng tên lửa đạn đạo có độ tin cậy cao và cơ động linh hoạt tới các căn cứ của Mỹ trong khu vực, phù hợp với một phương thực phản kích đường không tiên tiến và phương thức phản kích đường biển, được cấu thành đội h́nh tác chiến dày đặc, cơ động, h́nh thành các mối đe dọa linh hoạt nhằm vào các cụm binh lực của các lực lượng Không – Hải Mỹ, có khả năng triển khai hỏa lực các tầm tấn công vào các mục tiêu ven biển của Bắc Kinh.
Giải pháp của Bắc Kinh nhằm chống lai mối đe dọa từ sức mạnh quân sự Mỹ là kết hợp hệ thống pḥng thủ mạnh gần không gian chiến trường với cuộc tấn công vào các căn cứ hậu cần kỹ thuật mà lực lượng Mỹ đang phụ thuộc. Đây cũng là nguyên nhân chủ chốt thúc đẩy Bắc Kinh thực hiện kế hoạch chiến lược bồi đắp các đảo nhân tạo trên Biển Đông và biến chúng thành các căn cứ quân sự.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất sử dụng chiến lược chống tiếp cận khu vực nhằm ngăn chặn quân đội Mỹ. Iran cũng thực hiện chiến lược này, dựa chủ yếu vào hệ thống tên lửa đạn đạo di động nhưng không có độ chính xác và số lượng lớn các chiến hạm nhỏ nhằm hạn chế khả năng sử dụng các địa bàn làm bàn đạp tấn công trên bộ và và các căn cứ trên biển.
Nga là vùng lănh thổ mà chiến trường ít phải đối mặt với lực lượng hải quân các nước thù địch, sử dụng hệ thống A2/AD nghiêng về các hệ thống pḥng không tiên tiến được thiết kế đặc biệt để phát hiện các mục tiêu có khả năng tàng h́nh ở bất kỳ độ cao nào. Những phát triển chống xâm nhập của Nga rất toàn diện và hướng vào NATO chứ không chỉ chống lại Mỹ. Theo các chuyên gia, Nga nhận rơ sự yếu kém khi so sánh với lực lượng trên bộ của NATO.
Các mũi tên chiến lược của Nga bao gồm vũ khí răn đe hạt nhân, vũ khí thông thường, cùng lực lượng tấn công tăng thiết giáp với số lượng lớn. Khả năng A2/AD của Iran và Nga có cùng một nguồn gốc – từ kinh nghiệm Chiến tranh vùng Vịnh. Tương tự như vậy, hệ thống chống can thiệp của Trung Quốc được xây dựng bằng cách sử dụng thiết bị của Nga làm cơ sở cho thế trận pḥng không đại lục, một con đường mà Iran đang nỗ lực hướng tới.
Chiến lược Chống xâm nhập – ngăn chặn tiếp cận A2/AD của Trung Quốc được xây dựng để chống lại một chiến dịch tương tự Băo sa mạc, khi Mỹ và đồng minh sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu tầm ngắn tấn công mục tiêu mặt đất từ các căn cứ quân sự gần đó. Đó là một chiến lược pḥng thủ được tổ chức nhằm giành thắng lợi trong t́nh huống một tập hợp cụ thể về điều kiện và các mối đe dọa.
Từ một quan điểm ngược lại, chiến lược này đ̣i hỏi phải tăng gấp đôi binh lực trong một chiến thuật tập trung, sử dụng vũ khí trang bị hiện đại đối đầu với vũ khí trang bị hiện đại. Chiến lược này không phù hợp cho mọi đối thủ và các vị trí địa lư trên không gian chiến trường khác nhau. Chính v́ vậy, khi không có khả năng có được các địa bàn có sẵn, Trung Quốc bắt buộc phải xây dựng các tiền đồn nhằm đẩy lùi lực lượng Mỹ ra khỏi vùng tấn công tầm gần của vũ khí có độ chính xác cao. Đó cũng là mục đích chiến lược then chốt của các đảo nhân tạo trên biển Đông.
Trung Quốc bị vây
Có sự khác biệt rơ nét giữa các hoạt động tác chiến trên chuỗi đảo thứ nhất và triển khai các hoạt động tác chiến từ đó. Mỹ đă có một lợi thế bất đối xứng với một cơ cấu liên minh mà kẻ thù thường thiếu. Ngoài trường hợp ngoại lệ là Triều Tiên, Trung Quốc đang bị vây quanh bởi các nước có mối quan hệ đối tác chiến lược hoặc là đồng minh Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan. Đài Loan chiếm giữ một vị trí mập mờ cố ư trong chính sách quốc pḥng Mỹ, làm phức tạp thêm bất kỳ tính toán pḥng thủ nào của Trung Quốc.
Ảnh hưởng của vị trí địa chính trị khu vực Tây Thái B́nh Dương có hai phần: H́nh thái địa lư h́nh thành một rào cản tự nhiên gây khó khăn cho việc triển khai sức mạnh hải quân và không quân từ Trung Quốc, có được những vị trí tiền tiêu rất gần có thể đe dọa lợi ích của Trung Quốc. Nhưng chính điều kiện địa lư này có ư nghĩa như con dao hai lưỡi, các lực lượng của Mỹ và đồng minh ở gần Trung Quốc nằm trong trong phạm vi của một số lượng lớn các phương tiện tấn công như máy bay chiến đấu, tên lửa hành tŕnh và tên lửa đạn đạo đa tầm.
Các hoạt động quân sự có thể được tiến hành từ những vị trí địa lư gần Trung Quốc, nhưng đảo Okinawa, trên quan điểm quân sự hoàn toàn không khả thi. Đây là một rào cản lớn để thực hiện một chiến dịch tương tự như Băo tap Sa mạc. Chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc được tổ chức rất thành công trong việc đáp ứng các mục tiêu đặt ra. Okinawa không thuận lợi để tiến hành một chiến dịch đường không quy mô lớn hoặc hoặc lực lượng hải quân trên mặt trận đối mặt với Trung Quốc.
Học thuyết hai chuỗi đảo pḥng ngư của học thuyết tác chiến Không - Hải
Nhưng chuỗi đảo pḥng thủ đầu tiên không cần phải bảo vệ so với các đảo gần nhất với Trung Quốc. Chuỗi đảo dài và có vị trí địa lư riêng biệt. Trên quan điểm chiến lược, Lầu Năm Góc sẽ xem xét những những khía cạnh hoạt động tác chiến của toàn bộ chuỗi đảo chứ không phải là lỗ hổng chiến thuật trong các yếu tố yếu nhất của nó. Những ḥn đảo chính của Nhật Bản là những đảo liên tiếp tính từ phía Trung Quốc hơn là đảo Okinawa.
Đảo Kyushu, ḥn đảo chính nam của Nhật Bản có mật độ sân bay lớn hơn nhiều so Okinawa, tại đây cán cân pḥng thủ nghiêng về phía Nhật Bản do khoảng cách tính từ Trung Quốc đến đảo xa hơn. Các sân bay quân sự Philippines trên đảo Luzon cũng nằm ngoài phạm vi tấn công tên lửa đạn đạo (SRBM) và nằm ngoài tầm với của lực lượng không quân chiến thuật Trung Quốc bay ra từ đất liền không tiếp dầu.
Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia có vị trí chiến lược trên tuyến hàng hải chính của Trung Quốc. Chính v́ vậy lực lượng máy bay ném bom của Mỹ từ Guam và Darwin có được những địa điểm đáng tin cậy để triển khai lực lượng, mặc dù khoảng cách của các quốc gia này đến các trung tâm chiến lược của Trung Quốc c̣n khá xa.
Vietbf @ sưu tầm.