Úc đă chính thức rơi vào tầm ngắm v́ dám khiêu khích TQ
TQ sẽ làm ǵ để rửa hận?
Câu trả lời nằm ở đây:
Trung Quốc hôm nay cho hay đă có động thái phản đối chính thức với Australia sau khi nước này kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết về "đường lưỡi ḅ" và tuyên bố sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong một cuộc gặp hồi đầu năm nay. Ảnh: AFP
Sau khi Ṭa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, công bố phán quyết về yêu sách "đường lưỡi ḅ" của Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đă kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp theo cách ḥa b́nh. Bà cho biết Australia sẽ tiếp tục thực thi các quyền quốc tế của nước này về tự do hàng hải và hàng không, đồng thời ủng hộ các nước khác làm tương tự.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm nay cho biết Trung Quốc đă chính thức phản đối những phát ngôn của Australia, gọi chúng là "sai trái" và hy vọng Canberra "không gây tổn hại đến ḥa b́nh và ổn định khu vực".
"Chân thành mà nói, tôi khá sốc về những b́nh luận của bà Bishop",Reuters dẫn lời ông Lục nói.
Ông này ngang nhiên nói rằng Australia không nên xem "kết quả bất hợp pháp" của vụ kiện là luật pháp quốc tế, "không xem nó là một tṛ chơi", đồng thời biện bạch rằng Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Dù Trung Quốc và Australia có mối quan hệ thương mại khăng khít, Canberra là một đồng minh an ninh lớn của Mỹ.
Hôm qua, phát biểu trên đài ABC, bà Bishop c̣n nhận định rằng danh tiếng của Trung Quốc sẽ bị tổn hại sau phán quyết của Ṭa Trọng tài, khẳng định quan hệ với cộng đồng quốc tế là rất quan trọng khi Trung Quốc nổi lên như một siêu cường.
"Việc làm ngơ sẽ là một sự vi phạm quốc tế nghiêm trọng", bà nói.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Australia cũng đă ra thông cáo báo chí kêu gọi Philippines và Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Ṭa Trọng tài, "v́ đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả hai bên".
Tuy nhiên, Trung Quốc một mực tuyên bố không chấp nhận phán quyết trên, cho rằng nó "vô hiệu" và "không có sự ràng buộc" với nước này.