Ngay sau khi có phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông, Nga đă có phát biểu về quan điểm của ḿnh. Thực ra th́ Nga không đứng về bất cứ bên nào và sẽ không để bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp. Tuy nhiên Nga có xu hướng thân Tàu để đối trọng với phương Tây nhưng không dại ǵ bỏ thị trường béo bở là Đông Nam Á.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
Ngày 14/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ra tuyên bố nhấn mạnh lập trường "nhất quán và không thay đổi" của Moscow, theo đó các bên liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc không sử dụng vũ lực và tiếp tục t́m kiếm giải pháp chính trị - ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Bà Zakharova khẳng định Nga ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COD).
Bà Zakharova cũng nêu rơ về
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đưa ra tuyên bố trên sau khi Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) ngày 12/7 ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc liên quan tranh chấp ở Biển Đông, theo đó bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này.
Phản ứng của Nga đưa ra khá chậm so với các quốc gia khác có mối quan tâm mạnh mẽ và lợi ích gần gũi với vấn đề Biển Đông, tuy nhiên không có ǵ đặc biệt so với các dự đoán trước đó.
Nga đă thúc đẩy mối quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc sau khi các mối quan hệ với phương Tây gia tăng căng thẳng. Tuy nhiên, Moscow cũng không muốn gây bất ḥa với các nước Đông Nam Á, những nước đóng vai tṛ đặc biệt quan trọng trong chính sách hướng đông của Nga nhằm giảm thiểu các thiệt hại do mối qua hệ đổ vỡ với châu Âu và Mỹ đem lại.
Theo phán quyết của PCA, Trung Quốc không có cái gọi là "quyền lịch sử" đối với vùng biển nằm trong "đường chín đoạn" cũng như các nguồn tài nguyên trong này. Một tuyên bố như vậy cũng trái với Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS).
Theo PCA, không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa tạo cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế, gồm băi Vành Khăn (Mischief) hay băi Cỏ Mây (Thomas).
Therealtz © VietBF