Tính đến tháng 4/2012, Mỹ đă bỏ ra số tiền hơn một tỷ USD cho các biến thể mới của loại tên lửa không đối đất nổi tiếng Hellfire của ḿnh.
Hiện nay, Hellfire (lửa địa ngục) là loại tên lửa không đối đất chủ lực hiện trang bị cho quân đội Mỹ cũng như đồng minh.
Biến thể tiêu chuẩn của loại tên lửa này sử dụng loại đầu tự dẫn laser bán chủ động với tầm bắn tới 9.000 mét. Hiện nay, tên lửa Hellfire đang được trang bị cho hầu hết các đoàn trực thăng tấn công của Mỹ như AH-64, AH-1, OH-58D, MH-60S/R, S-70 và thậm chí là trực thăng Eurocopter Tiger của Pháp và Australia.
Không có khả năng phóng từ các máy bay tấn công siêu âm như loại tên lửa MBDA Brimstone của Anh, tuy nhiên tên lửa Hellfire II lại rất đa dụng với nhiều biến thể và khả năng phóng từ các UAV tấn công như MQ-1 Predator cùng các bệ phóng cá nhân đặt trên giá ba chân.
Cấu tạo bên trong tên lửa Hellfire II biến thể K
Cho đến thời điểm này, tên lửa Hellfire II đang được sản xuất với rất nhiều biến thể.
Biến thể cơ bản nhất là AGM-114K sử dụng đầu đạn nổ lơm chuyên dùng để diệt các mục tiêu bọc giáp nặng như xe tăng và công sự kiên cố.
Bản nâng cấp của AGM-114K là AGM-114K-A được trang bị thêm một ṿng kim loại cứng có khả năng vỡ tung thành nhiều mảnh văng nhỏ khi nổ, giúp tăng tính sát thương của tên lửa khi tấn công các mục tiêu không bọc giáp tại các địa h́nh trống trải.
Đầu nổ của biến thể AGM-114K-A được trang bị thêm một ṿng kim loại cứng đă khía sẵn h́nh thoi để tạo ra những mảnh văng chết người khi nổ.
Biến thể thứ hai AGM-114M được thiết kế chủ yếu sử dụng trong hải quân. Đầu đạn của biến thể này đơn thuần là loại nổ phá mảnh, vốn rất hiệu quả trong việc tấn công các loại thuyền nhẹ hay xe cộ đơn thuần.
Biến thể thứ ba AGM-114N sử dụng đầu đạn nhiệt áp (tương tự loại đầu đạn của pháo phản lực TOS-1 hay súng phóng lựu RPO của Nga). Với loai đầu đạn này, nó có thể dễ dàng đốt cháy các mục tiêu trong hang động, công sự nhà cửa hay tạo ra một vụ nổ với bán kính sát thương cực kỳ lớn.
Hellfire-II có thể gắn trên giá ba chân để sử dụng như một loại tên lửa chống tăng cá nhân hay tên lửa đối hạm hạng nhẹ.
Biến thể mới hiện đại nhất của Hellfire II là AGM-114R “đa năng” đang được sản xuất.
AGM-114R được trang bị bộ phận dẫn đường cải tiến giúp tên lửa có xác suất đánh trúng mục tiêu cao hơn nhiều so với bản AGM-114K-A.
Đặc biệt nhất, biến thể này được trang bị một đầu đạn đa năng có thể sử dụng để chống lại cả ba loại mục tiêu chính là xe tăng, các công sự kiên cố và mục tiêu ít bọc giáp.
Dự kiến, trong tương lại AGM-114R sẽ là biến thể được sử dụng nhiều nhất của tên lửa Hellfire.
Theo giám đốc chương tŕnh sản xuất tên lửa Hellfire, trung tá Mike Brown, điểm đặc biệt nhất của tên lửa này là phi công có thể chọn chế độ nổ cho đầu đạn tùy thuộc vào mục tiêu ngay trong khi thực hiện nhiệm vụ chứ không cần phải đặt trước tại căn cứ.
Yếu tố này là đặc biệt hữu dụng trong điều kiện chiến trường khi kẻ địch có thể thay đổi chiến thuật rất nhanh, vào bất cứ lúc nào.
Biến thể trang bị đầu đạn đa năng AGM-114R có khả năng đối phó với nhiều loại mục tiêu trên chiến trường.
Ngoài ra, Hellfire II c̣n có hai biến thể khác không liên quan đến loại đầu đạn sử dụng là AGM-114L và AGM-114P.
Biến thể L được tăng cường thêm một đầu ḍ radar ở băng sóng milimét giúp tên lửa có khả năng “bắn và quên”. Đầu ḍ này sẽ nhận thông tin trực tiếp từ radar trang bị trên trực thăng AH-64D hay AH-1 để t́m kiếm mục tiêu.
Biến thể P được chế tạo chủ yếu để trang bị cho các UAV bay ở độ cao lớn với khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ví dụ như nhiệt độ tại điểm phóng có thể chênh lệch tới 50 độ C so với nhiệt độ tại mục tiêu.
Hệ thống đo đạc ba chiều của tên lửa AGM-114P giúp nó có khả năng bắt bám mục tiêu với góc 360 độ, giúp nó có khả năng sử dụng trên những UAV không có khả năng bay treo như trực thăng.
Lắp ráp tên lửa AGM-114P cho UAV tấn công
Hiện nay, cộng thêm với 8,75 triệu USD hợp đồng mua thêm bộ phận phụ cho tên lửa Hellfire II bản R, Mỹ đă bỏ ra hơn một tỷ USD cho chương tŕnh phát triển này.
Nguyễn Linh (theo Defense Industry)