- Về việc Việt Nam thất thoát hơn 2 tỷ USD do người bệnh ra nước ngoài chữa bệnh, bác sĩ Hoàng Xuân Đại - nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Y tế, cho rằng: “Không ít người cực chẳng đă phải đi do bệnh viện trong nước quá tải và niềm tin đối với tŕnh độ y học, y đức bác sĩ bị giảm sút” .
Bác sĩ Hoàng Xuân Đại cho rằng, con số này có thể c̣n lớn hơn rất nhiều v́ số liệu thống kê có thể chưa hết. Nhiều người dân sẽ kết hợp ra nước ngoài du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Trong các chuyến du lịch, họ cũng thường mua bán rất nhiều thuốc, các trang thiết bị y tế thông thường có tiêu chuẩn quốc tế.
Điều trị trong nước tốn ít tiền hơn, nhưng bệnh nhân và người nhà gặp rất nhiều phiền toái.
Theo ông, tại sao người dân lại thích ra nước ngoài chữa các bệnh mà Việt Nam cũng chữa được. Thậm chí, họ c̣n phải đối mặt với rủi ro như bị lừa, tiền mất tật mang?
- Hầu hết mọi người đều không “nhắm mắt” đi nước ngoài chữa bệnh mà đă t́m hiểu rất kỹ trước khi đi. Thậm chí họ biết Việt Nam ḿnh chữa được, nhưng vẫn đi là v́ Việt Nam ḿnh tốt nhưng “tốt lỏi”, kỹ thuật, tŕnh độ tay nghề bác sĩ không đồng đều dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh cũng phập phù. Hơn nữa, bác sĩ giỏi, chuyên gia tốt th́ ít, tận tít tuyến trên, bệnh nhân th́ đông, mà bệnh nặng không thể chờ đợi được. Bệnh nhân ra nước ngoài chữa bệnh cũng không phải chỉ cảm cúm thông thường mà đều là bệnh nặng, tính mạng đang ngh́n cân treo sợi tóc như ung thư, phẫu thuật tim, ghép tạng…
Cũng có nhận định rằng, người bệnh đi nước ngoài do không muốn “bệnh” thêm v́ thái độ phục vụ của cán bộ y tế Việt Nam?
- Cái đó là nguyên nhân hàng đầu. Người đau đớn, mệt mỏi, tâm trạng lo lắng, nặng nề, đến bệnh viện Việt Nam phải xếp hàng dài chờ đợi, nằm điều trị 3-4 người/giường, lại nghe bác sĩ quát mắng, y tá hoạnh họe, thậm chí lao công cũng có thể ch́ chiết th́ ai chịu cho thấu. Người bệnh không đi xin mà bỏ tiền mồ hôi công sức của ḿnh ra chữa bệnh th́ cũng có quyền yêu cầu được tôn trọng.
Tuy nhiên, cán bộ y tế không quát nạt th́ lại mặt lạnh như tiền, bệnh nhân sẽ thấy ức chế. Một ngày bác sĩ khám hàng chục, thậm chí hàng trăm người, bệnh nhân có muốn hỏi thêm về bệnh t́nh của ḿnh cũng không thể. Trong khi đó, thái độ thân thiện, ân cần của bác sĩ cũng là một “liều thuốc” giúp bệnh nhân phấn chấn, yên tâm hơn để chữa bệnh, khi đó hiệu quả điều trị cũng sẽ cao hơn.
Nhưng chi phí điều trị cũng sẽ tốn kém hơn trong nước gấp nhiều lần?
- Những người ra nước ngoài chữa bệnh có thể giàu có, nhưng cũng có thể chỉ là công nhân viên chức, phải bán gần hết gia tài mới có tiền ra nước ngoài chữa bệnh. Nhưng có người chia sẻ, bệnh nặng, phải điều trị lâu dài, nếu điều trị trong nước th́ tốn ít tiền hơn, nhưng chi phí ngoài viện phí sẽ lớn hơn rất nhiều.
Các khoản ngoài luồng như tiền cảm ơn bác sĩ, tiền trả cho các máy siêu âm, xạ trị, CT… “xă hội hóa”, tiền mua thuốc, mua vật dụng y tế “ngoài danh mục” cũng là một khoản không nhỏ. Vừa cách rách, nhiêu khê, vừa cảm thấy ấm ức, bực ḿnh. Trong khi nước ngoài chỉ chi “một cục” mà được phục vụ từ A đến Z, các y bác sĩ “nâng khăn sửa túi”, nằm giường bệnh đủ tiện nghi, sạch sẽ…
Vậy theo ông, làm thế nào để hạn chế ḍng người ra nước ngoài chữa bệnh, nâng cao chất lượng bệnh viện ở Việt Nam?
- Tại sao nhiều bệnh nhân kêu nếu đút phong b́ th́ bác sĩ sẽ tươi cười, nhiệt t́nh, khám nhanh, c̣n không có phong b́ th́ lại đợi lâu, nghe mắng? Như vậy, gốc gác vấn đề không phải v́ quá tải mà v́ lợi ích cá nhân. Ngoài ra, việc giảm tải bệnh viện cũng mang tầm cỡ Nhà nước và cần phải quy hoạch từ lâu rồi. Tại sao chung cư, siêu thị, khu đô thị, sân gofl mọc lên như nấm mà bệnh viện, trường học lại không có đất, không có kinh phí?
Không chỉ Nhà nước mà những đại gia kinh doanh trên mỗi một địa phương đều phải có trách nhiệm đóng góp vào việc xây dựng nhà trường, bệnh viện. V́ họ đă thu lợi trên đầu người dân sống ở đó, th́ họ cũng phải có trách nhiệm xă hội… Vấn đề này rất rộng, nhưng không phải không có cách. Nếu không giải quyết những nỗi bức xúc của người dân, họ vẫn tiếp tục ra nước ngoài để khám chữa bệnh.
Xin cảm ơn ông!
“Các bệnh viện nước ngoài họ có chính sách PR tốt, họ có cả các văn pḥng đại diện tại Việt Nam để quảng cáo về tŕnh độ y học hàng đầu, bệnh viện như khách sạn, thái độ phục vụ tốt… Trong khi các bệnh viện tại Việt Nam chỉ “hữu xạ tự nhiên hương”. TS
Trần Đăng Khoa – Giám đốc Bệnh viện K Hà Nội
“Có một nghịch lư: Một mặt, chúng tôi rất muốn quảng bá để thu hút bệnh nhân, mặt khác, lại sợ quảng cáo nhiều, bệnh nhân đến th́ sẽ càng quá tải. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn xây dựng một trung tâm y tế công nghệ cao, có dịch vụ chăm sóc từ A đến Z . Nhưng lúc đó viện phí sẽ phải rất cao. Mà thu cao th́ chắc chắn sẽ hứng chịu nhiều búa ŕu dư luận v́ bệnh viện nhà nước sao lại thu cao thế”.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
Diệu Linh (thực hiện)