Nhờ có chương tŕnh làm giấy tờ nhân đạo của nước Cộng hoà Ba Lan, hàng ngh́n người Việt tha hương đă có thể làm ăn hợp pháp ở nước sở tại và đàng hoàng trở về quê hương sau nhiều năm cách xa biền biệt.
Hàng chục ngh́n người Việt từng sinh sống và định cư trên đất Ba Lan là hàng chục ngh́n số phận khác nhau. Nhưng trong những người đă từng vượt biên trái phép, họ c̣n nguyên vẹn những kư ức kinh hoàng về cuộc hành tŕnh t́m “miền đất hứa” thiếu hoa hồng, đầy những máu và nước mắt ấy. Họ đă từng chạm tới địa ngục của trần gian trong vạn dặm xa xôi ấy để t́m cơ hội đổi đời ở trời Tây.
Lộ tŕnh tủi nhục
Người Việt bị bắt trong 1 lần vượt biên vào Ba Lan
Cũng giống như những người Việt khác đă từng đi “xuất khẩu lao động chui” cách đây chục năm về trước, ông Phùng Đức Xuân (SN 1965, ở huyện Gia B́nh, tỉnh Bắc Ninh) có những kư ức buồn không thể quên về những ngày tháng tha hương t́m kiếm hy vọng đổi đời ở trời Tây. Năm 2005, ông Xuân gặp lại một người quen cũ đang sinh sống ở Ba Lan, hy vọng mong manh được đổi đời ở “miền đất hứa” lại nhen nhóm. Bị những lời đường mật của người đàn bà quen cũ khích lệ, ông Xuân đă đánh cược cả gia đ́nh, tài sản và cuộc đời ḿnh ở “miền đất hứa” Ba Lan. Trong căn pḥng nhỏ, đặc quánh khói thuốc, quện với hơi người, ông Xuân trầm ngâm kể lại chuyến vượt biên hăi hùng của đời ḿnh.
Theo lộ tŕnh đă thống nhất với người đàn bà quen ấy, ông Xuân sẽ đáp máy bay xuống thủ đô Matxcova của Nga, rồi tiếp tục vượt biên sang Ukraina và điểm dừng chân cuối cùng là Ba Lan. Để thực hiện hành tŕnh đơn giản trên, ông Xuân đă mất gần hai năm. Ông được đi máy bay đến thủ đô nước Nga thật nhưng những hành tŕnh sau đó là sự trốn chạy trong hoảng loạn đến kiệt sức. Ông Xuân kể: “Tôi phải di chuyển đến vùng biên giới giữa Nga và Ukraina. Tôi nằm chờ ba tháng trong một căn nhà nhỏ, ẩm thấp, hôi hám và bẩn thỉu. Sau đó, tôi và năm người Việt khác phải bỏ tiền thuê một người bản địa dẫn sang Ukraina.
Đó là một chuyến đi bộ băng rừng, vượt suối và chỉ có thể đi vào ban đêm. Chúng tôi lầm lũi đi, đói khát từng cơn xé ruột, tinh thần thấp thỏm lo sợ bị phát hiện. Cuộc hành tŕnh xuyên rừng được năm ngày th́ chúng tôi bị bắt ở một con suối nhỏ trên đất Ukraina. Sau khi bị bắt, nhóm của tôi bị lực lượng biên pḥng kiểm tra. Họ thu hết tiền bạc và tư trang trên người, sau đó dẫn đến chỉ huy. Họ giao chúng tôi cho một sĩ quan to cao lực lưỡng. Tiếp theo đó là những ngày tháng chúng tôi bị hành hạ về thể xác. Chúng tôi bị đánh đập dă man, bị hỏi rất nhiều về lư lịch, về hành tŕnh đi – đến. Chúng tôi bị nhốt ở đó ba ngày trong cảnh đói, khát. Sau đó, họ chuyển chúng tôi tới trại tị nạn và ở trong đó sáu tháng”.
Sau khi được cứu ra khỏi trại tị nạn, ông Xuân vẫn tiếp tục cuộc hành tŕnh sang Ba Lan. Chuyến đi tiếp theo cũng là một hành tŕnh khốc liệt không kém. Ra khỏi trại tị nạn, ông và người đàn ông tên Vinh (quê Nam Định) phải nằm trong một cốp xe ô tô để di chuyển đến vùng biên Ukraina và Ba Lan. Chính trong chuyến đi này, người bạn đồng hành của ông đă bị giăn dây chằng vai, tàn phế suốt đời. Ông Vinh chưa t́m được “miền đất hứa” đă phải về nước sống trong nợ nần.
Ở biên giới, ông Xuân được đưa tới sống tại một căn nhà cũ nát, nằm sâu trong rừng. Ba tháng sống ở đây đối với ông là “địa ngục trần gian”.
Ba tháng trong “địa ngục trần gian” cuối cùng cũng kết thúc, ông Xuân được người ta bố trí cho vượt biên sang Ba Lan cùng 12 người Việt khác. Ông Xuân kể: “Trong chuyến đi đêm ấy, có ba người phụ nữ trẻ, họ thường xuyên bị bọn người dẫn đường lôi vào trong rừng cưỡng hiếp. Nh́n thấy cảnh tượng ấy vừa thương lại vừa tức, nhưng lực bất ṭng tâm, bởi đă chạm đến “cửa tử” th́ con người ta phải tự cứu ḿnh trước khi cứu người khác, đó là bản năng mất rồi”.
Cũng theo ông Xuân, trong chuyến vượt biên ấy, nhiều thời điểm không c̣n lương thực, đoàn của ông đă phải hái dâu dại để ăn, lấy lá me nhai lấy nước cầm hơi. Sau một tuần vượt biên trong cái lạnh thấu xương cuối cùng đoàn của ông cũng đặt chân tới “miền đất hứa” – Ba Lan.
Sau khi được đón từ vùng biên về thủ đô Vacsava, chiếc xe chở ông cùng 12 người khác bị cảnh sát Ba Lan bắt giữ. Ông Xuân tiếp tục phải “nghỉ ngơi” trong trại tị nạn thêm một năm nữa. Như vậy, sau gần hai năm rời quê nhà, nếm đủ mùi vị cay độc, cùng cực của kiếp người, ông Xuân mới được ra ngoài sinh sống và làm ăn ở “miền đất hứa” Ba Lan.
Chưa đến “miền đất hứa” đă mất mạng
Cho đến ngày nay, cộng đồng người Việt ở Ba Lan vẫn c̣n lưu truyền nhiều câu chuyện cảm động, rơi nước mắt về những cuộc vượt biên sang Ba Lan t́m kiếm việc làm. Đó là câu chuyện của người đàn ông bán quần áo ở chợ vận động Mười Năm. Năm 2010, người đàn ông này đưa vợ con từ Việt Nam sang. Đến khúc sông giáp ranh giữa Ukraina và Ba Lan, người ta cho vợ và cô con gái bảy tuổi của ông đi trên chiếc thuyền phao. Bị biên pḥng vùng biên phát hiện, mọi người chạy tán loạn, bỏ lại hai mẹ con cḥng chành trên chiếc thuyền phao. Ḍng sông tuy nhỏ nhưng nước chảy xiết đă cuốn chiếc thuyền va vào đá, cô con gái mất tích trong ḍng nước dữ, người mẹ may mắn được một người đàn ông Ba Lan cứu giúp.
Cứu được người mẹ này, người đàn ông Ba Lan đấy đă mất đi một chân. Chính v́ vậy, người mẹ trẻ đă t́nh nguyện ở lại làm vợ vị ân nhân của ḿnh. Người chồng chờ măi không thấy vợ con sang, đă nhờ một du học sinh ở Ba Lan, thạo đường, thạo tiếng đi t́m giúp. Anh sinh viên này lặn lội ở vùng biên giới suốt một tuần mà không có tin tức ǵ. Về đến quán ăn, anh ta phát hiện ở đó có món đậu phụ. Anh hỏi ḍ la tin tức th́ được người ta cho biết đó là món ăn do một người phụ nữ Việt Nam làm. Anh lần t́m măi mới đến nhà chị, chị đành kể hết sự t́nh và nhờ anh sinh viên nói lại với chồng: “Anh về bảo chồng tôi, coi như tôi đă chết”.
Một câu chuyện nữa cũng khiến nhiều người Việt phải tê tái, đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hoàn (quê Nghệ An). Năm 2005, chị Hoàn theo đường dây trốn ra nước ngoài trái phép, vượt biên sang Nga để vào Ba Lan. Trong chuyến đi khổ ải ấy, chị gặp phải sự kiểm soát chặt chẽ nên phải ở lại đất Ukraina gần nửa năm. Đến mùa đông, sự kiểm soát lỏng lẻo hơn, đoàn người mới thực hiện vượt biên. Mùa đông ở Đông Âu thường lạnh tới âm 20 – 30 độ, tuyết phủ kín lên các rừng thông, những con sông, con suối đều đóng băng. Những thành viên trong tốp vượt biên cứ lặng lẽ đi, mặc cho cái rét buốt ngấm vào da thịt. Là người phụ nữ đến từ miền đất gió Lào cát trắng, chị Hoàn hăi hùng trước cái lạnh buốt của tuyết, của băng, đôi chân chị dần dần mất hết cảm giác. Khi tốp người vượt biên bị bắt, bác sỹ ở trại tị nạn phát hiện ra chân trái của chị bị “đóng băng”, họ buộc phải tháo khớp chân. Chị Hoàn đă trở về nước sau khi bỏ một chân ở miền đất xa lạ.
Đặt chân tới Ba Lan là ước mơ của nhiều người, thế nhưng khi tới đây, họ mới biết ḿnh lại phải đối mặt với một cuộc sống vô cùng khắc nghiệt.
Chui lủi ở”địa ngục trần gian”
Do không thể liên lạc với gia đ́nh, trong người không một xu dính túi, cả đoàn phải chịu cảnh sống vô cùng tủi nhục. Đó là ba tháng không tắm rửa, không được bước chân ra khỏi nhà, ho một tiếng to là có thể bị đánh đập. Việc ăn, được quy định: Ngày ăn cơm th́ chỉ được ăn hai bát cơm không, đến một ngày ăn cháo và tiếp theo là một ngày nhịn đói. Ông Xuân vẫn nhớ như in, lần ấy, đói quá, ông cùng một người bạn đă ṃ ra khỏi nhà, nhổ cây bắp cái, nấu ăn, bị phát hiện, bọn chúng đă đổ hết đồ đó vào bồn cầu, đánh đập, chửi bới rất tàn nhẫn.
(C̣n tiếp)
Thế Hoàng (Người Đưa Tin)