Thiếu vốn, nợ lương nhân viên, đáo hạn ngân hàng, đối tác ép thanh toán… có tới hàng chục lư do khiến doanh nghiệp phải t́m đường vay vốn. Khi quá bí bách, vay chợ đen là một trong những cứu cánh cuối cùng của họ trong cơn bĩ cực.
Đủ đường vay nợ tín dụng đen
Chạy ngược chạy xuôi mấy tuần vẫn không có cửa nào để “cứu” khoản nợ quá hạn ở ngân hàng, chị Nguyễn Thanh Trúc, chủ doanh nghiệp Mây tre đan xuất khẩu Trúc Xinh ở Hà Đông, Hà Nội đành ngậm ngùi nghe mẹ vay tiền của một chủ hụi gần nhà.
Cầm trên tay thông báo của ngân hàng, chị Trúc hoang mang: “Tôi đă thế chấp hai ngôi nhà của ḿnh và của bố mẹ ở ngân hàng lấy tiền đặt hàng xuất, giờ hàng vẫn nằm ở kho mà tiền ngân hàng đă quá hạn nên phải trả nếu không họ sẽ đưa sang ṭa phát mại hai ngôi nhà. Tiền mặt bây giờ rất khó vay nên tôi chấp nhận vay của tín dụng đen để đập vào ngân hàng trước rồi lại tính tiếp”.
Đă từng ở vào hoàn cảnh như của chị Trúc, anh Trần Minh Toàn, doanh nghiệp kinh doanh máy khai thác quặng ở Tuyên Quang đă phải t́m đến đường dây cho vay tiền nóng, lăi xuất cao khi giấy phép khai thác của anh hết hạn.
“Cả đống máy móc đắp chiếu, công nhân chơi không, việc lo liệu để được gia hạn giấy phép cũng khá tốn kém thời gian và tiền bạc, hàng tháng vẫn phải chi tiêu cả nửa tỷ nên nửa năm nay tôi ngập trong nợ nần.
Mệt mỏi, căng thẳng, anh Toàn cho biết: “Tôi đă vay ngoài tổng cộng gần 3 tỷ. Để vay được tiền bên ngoài thật ra rất đơn giản, thậm chí không cần thế chấp, tiền lại có sẵn bất kỳ khi nào. Nghe th́ đơn giản vậy nhưng khi đă “ngập” vào rồi mới biết, luật bất thành văn của dân cho vay tiền mặt ngoài luồng là chữ tín. Lăi trả đúng hạn, gốc trả không sai một ngày. Cứ chậm trả lăi là bị phạt quá hạn với lăi suất cắt cổ, chưa kể nếu hai lần chậm trả lăi sẽ bị thu hồi gốc lập tức”.
Mới vay ngoài nửa năm, anh Toàn đă bị phạt một khoản kha khá cho việc trả lăi không đúng kỳ hạn. Để giăn món nợ t́m đường trả dần, anh Toàn cất công đi t́m thêm mấy mối cho vay tiền bên ngoài, khoản nợ gần 3 tỷ được anh chia ra vay của mấy mối khác nhau để đỡ áp lực trả lăi vào một kỳ hạn.
“Đây là việc cực chẳng đă, giờ vừa lo t́m đối tác làm ăn, lo đời sống, giữ doanh nghiệp lại c̣n canh cánh bên ḿnh mấy món nợ lăi suất cao, tôi không biết ḿnh trụ được đến bao giờ nữa?”, anh Toàn hoang mang.
Khó gỡ
“Người nợ, nợ người” là câu cửa miệng của anh Nguyễn Mạnh Thắng, chủ doanh nghiệp Thép Toàn Thắng ở Vĩnh Phúc.
Ở vào thời kỳ nghành xây dựng khó khăn, anh Thắng chấp nhận cho đối tác thanh toán một phần rất nhỏ khi nhập hàng, số c̣n lại sẽ thanh toán sau khi công tŕnh hoàn tất. Đă “nhún” đến vậy xong anh Thắng vẫn phải cắn răng đi vay bên ngoài mỗi khi có công tŕnh bởi anh cũng nợ đối tác nhiều, không thể dễ dàng lấy hàng thêm khi chưa thanh toán nợ cũ.
“Công việc chủ yếu của tôi bây giờ là đi đ̣i nợ và… khất nợ. Ngoài ra th́ c̣n một việc nữa là giao dịch với dân cho vay tiền nóng để khi cần th́ nhờ vả. Là doanh nghiệp tư nhân tôi chỉ biết đi đ̣i nợ đối tác rồi lại ra về với những lời hứa hẹn. Nhưng với các nhà cung cấp, tôi không thể khất nợ được mà phải đúng hạn. Những lúc như vậy, tôi chỉ c̣n biết t́m đến tín dụng đen bởi không c̣n ǵ để thế chấp nữa”, anh Thắng tâm sự.
Vay nợ ngoài bây giờ đă là một phần trong chuỗi kinh doanh luẩn quẩn của anh Thắng. Anh nói, nhiều lúc muốn tuyên bố ngừng kinh doanh, nhưng vướng nợ đối tác, khách hàng đang nợ ḿnh và nợ cả bên ngoài nên vẫn phải duy tŕ doanh nghiệp để cầm cự.
Với anh Toàn ở Tuyên Quang, việc vay nợ bên ngoài của anh cũng không có hồi kết bởi hện tại toàn bộ công ty đang ngưng hoạt động đợi giấy phép. “Chưa biết khi nào mới hoạt động trở lại xong tôi không thể cho anh em nghỉ hẳn bởi công việc khai thác quặng khá đặc thù, người quen kinh nghiệm mới làm được.
Không c̣n tài sản để thế chấp ngân hàng, hàng tháng vẫn phải trả lương nhân công phí bảo tŕ máy móc, vận hành văn pḥng, tôi chẳng c̣n cách nào khác là vay mượn bên ngoài để duy tŕ, chỉ biết trước mắt là rất nguy hiểm bởi nợ sẽ chồng lên nợ, lăi cũng chồng lên lăi”, anh Toàn không ngại thổ lộ qua điện thoại.
Một cán bộ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội chia sẻ: “Việc vay nóng không phải là hiếm nếu không muốn nói là phổ biến bởi việc tiếp cận với nguồn vốn ưu đăi là rất khó và chưa bao giờ là đủ với doanh nghiệp.
Để bứt phá, xoay xở tạm thời hay làm ăn một quả đánh nhanh th́ doanh nghiệp thường t́m đến tín dụng đen. Đành rằng cũng có cái lợi trước mắt nhưng về cơ bản là rất mạo hiểm và thiếu an toàn. Sai một ly sẽ đi một dặm. DN thường biết được nhưng khó tránh bởi dinh doanh làm ăn ngày một khó khăn”.
Theo
Hoàng Mai/Vietnamnet