Một người đàn ông có vợ lại tự xưng “cô Minh Tâm” lập ra “nhà thờ trăm họ”, mượn chuyện cúng giỗ thuê để coi bói, lên đồng soi căn, trị bệnh. Đối tượng liều lĩnh đến mức đưa Khổng Tử của Trung Quốc vô thờ chung trong bàn thờ với Lạc Long Quân; đưa Tề Thiên đại thánh ngồi chung với Phật Tổ. Không chỉ lừa đảo người nhẹ dạ cả tin, người này c̣n xúc xiểm đến thánh thần và những vị anh hùng dân tộc.
Một điện thờ khác thưởng trong “Nhà thờ cửu huyền trăm kiến họ” Thờ phụng bát nháo như... lẩu thập cẩm
Một ngày đầu tháng 6/2013, chúng tôi đến khu vực ấp 6, xă Phú An, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, t́m ngôi nhà
mang tên quái lạ là “Nhà thờ cửu huyền trăm kiến họ”, được dư luận đồn đại về nhiều tṛ lố bịch.
Đi theo con hẻm nhỏ bê tông sâu hun hút vào khoảng 200m, trước mặt chúng tôi hiện ra một nơi mà nhà không ra nhà, chùa không ra chùa.
Nghe khách nói lần đầu tiên biết tiếng nên ghé thăm và muốn gặp chủ nhà tṛ chuyện, một người trong nhà mau mắn: “Vậy ngồi chơi uống trà, “cô Minh Tâm” chủ nhà đang đi vắng, để tui gọi điện kêu “cô” về liền”.
Khoảng 15 phút sau, một người mặc đồ tu hành chạy xe gắn máy về tới nhà thờ. “Cô Minh Tâm” tướng tá cao lớn, thoạt nh́n giống phụ nữ, bới tóc, nhưng giọng nói th́ eo éo nửa nam nửa nữ và luôn miệng cười rúc rích. “Cô” vui vẻ dẫn khách đi tham quan.
Theo lời “cô”, “Nhà thờ trăm kiến họ” là ư nguyện của cha cô đă mất, và cũng là tâm nguyện của “cô”. “Sở dĩ gọi vậy dựa theo sự tích cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng, nở được trăm người con. Từ đó suy ra nước Nam ḿnh có 100 ḍng họ, nên phải thờ cho đủ, để hàng tháng bà con ở các nơi tụ hội về đây cúng giỗ tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn, ông bà, tu tâm sửa tánh, làm lành lánh dữ, quay về chánh đạo”, người này nói.
Về nội dung thờ phụng th́ “nhà thờ trăm họ” giống như nồi lẩu thập cẩm, cái ǵ cũng có, đạo nào cũng thờ. Bảng vàng ghi 100 ḍng họ, điện thờ Thánh mẫu nương nương, điện thờ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ màu mè sặc sỡ.
Đặc biệt lại có bàn thờ tổng hợp nội ngoại xưa nay: Quốc tổ Hùng Vương ngồi chung với Khổng Tử (Trung Quốc), cụ Nguyễn Trung Trực và gần trăm tượng quân nhân (không biết thuộc quốc gia nào) có cả súng ống.
Theo giải thích của “cô” th́ đó là tượng của… đội quân cách mạng và bàn thờ này được gọi là Bàn thờ Tổ quốc ghi công. Để cho Khổng Tử ngồi chung với vua Hùng trên bàn thờ Tổ quốc th́ quả là... một “sáng tạo” phi thường.
Kề bên nhà thờ trăm họ là gian nhà thờ Phật và thờ Thiên Nhăn của đạo Cao Đài, theo “cô” giải thích th́ đó là nhà của cha mẹ cô, ông theo đạo Phật, bà theo đạo Cao Đài, nên thờ cả hai. “Trên thực tế ông bà ḿnh mỗi người theo một đạo khác nhau nên đă thờ trăm họ th́ phải thờ đủ các đạo”, “cô” nói.
Ở một gian nhà khác, khách c̣n thấy “cô” thờ Phật Địa tạng và Tề Thiên đại thánh Tôn Ngộ Không.
Từ nhà trước ra sau, nơi nào cũng ghi chữ “Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ”. “Cô” giải thích: “Từ khi thành lập đến nay, hàng tháng cứ đến ngày 29 - 30 âm lịch th́ tổ chức đại lễ cúng giỗ tổ tiên, mỗi lần giỗ th́ “cô” gửi thiệp mời hàng trăm người từ các tỉnh miền Tây, TP.HCM về tham dự.
Trong lễ giỗ, ngoài việc lễ bái, ăn uống, trị bệnh th́ c̣n có những hoạt động đàn ca, hát xướng, giao lưu thơ phú giữa những người đi lễ, nên cô thành lập Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ cho vui”.
Mượn thờ cúng để hành nghề mê tín dị đoan
Một phụ nữ ngụ phường 4 (TP. Mỹ Tho), một người từng đi dự lễ giỗ trăm họ ở đây kể lại: Do nhà thờ này thờ đủ thứ nên khách đến cúng lễ mạnh ai nấy đặt phẩm vật lên các bàn thờ, sau đó cho tiền vào thùng công đức rồi thắp nhang bái lạy mà không biết ḿnh đang lạy ai, cúng ai.
Mỗi lần tổ chức lễ giỗ, trước bàn thờ Phật mẫu là một dàn nhạc đàn ca tài tử với đầy đủ nhạc cụ, đàn điện, dàn loa thùng công suất lớn hoạt động liên tục, nhiều phụ nữ thay phiên nhau nhảy múa điên cuồng như lên đồng để “bày tỏ ḷng thành kính với mẹ” và giúp vui cho lễ giỗ.
Dù ở đây có treo nhiều bảng “cấm hành nghề mê tín dị đoan”, nhưng khách tham dự lễ giỗ thường được xem chỉ tay đoán vận hạn tương lai, xem mạch đoán bệnh, trị bệnh bằng giác hơi cạo gió.
Ngoài ra c̣n có một phụ nữ trung niên, thường gọi là cô Sáu (ngụ cù lao Tân Phong, huyện Cai Lậy) túc trực để “soi căn” đoán biết quá khứ vị lai của khách.
Muốn được “soi căn”, khách chỉ việc đến cho cô Sáu nh́n mặt và cho biết là con thứ mấy trong gia đ́nh, người này sẽ lập tức ứng khẩu ra một câu “hát trợ duyên” về thân phận của khách. Những câu hát tán tụng chung chung sáo ṃn ai muốn suy diễn sao cũng được nhưng cũng khiến những người mê tín tin sái cổ.
Một phụ nữ khác ngụ TP.HCM cho biết, người ta c̣n đồn thổi nơi này rất linh thiêng, muốn cầu xin điều ǵ cũng được, ai có bệnh cứ đến thắp hương cầu nguyện là khỏi bệnh, chẳng cần uống thuốc, nên chị đến đây thắp hương cầu Cửu huyền thất tổ trăm họ giúp ḿnh mua may bán đắt và hết bệnh thần kinh tọa.
Chúng tôi hỏi thẳng về chuyện mê tín dị đoan đây, “cô” cười rúc rích, nói: “Trời ơi, cô ghét mê tín dị đoan lắm, nghiêm cấm mà. Nhưng khách thập phương đến đây họ tự ư xem bói, nhảy múa, soi căn… cô có rầy la nhưng họ không chấp hành, làm sao được. Không lẽ ḿnh đuổi họ về, đuổi họ rồi họ giận, mai mốt họ không đến nữa.
C̣n tiền công đức, tùy ḷng hảo tâm của khách viếng, ai muốn cúng bao nhiêu tùy ư, cô đâu ép buộc. Tiền thu được th́ chủ yếu để lo cơm nước cho hàng trăm người trong những lần giỗ trăm họ, cô đâu có bỏ túi đồng nào. Nói thiệt, thu tiền công đức không đủ bù chi, đến giờ cô c̣n nợ hơn 9 triệu đồng tiền chợ ở ngoài thị trấn Cái Bè”.
“Cô Minh Tâm” đang có vợ
Theo t́m hiểu của Xa lộ Pháp luật, người tự xưng là “cô Minh Tâm” thực sự là một người đàn ông, tên thật là Nguyễn Văn Thiện, sinh năm 1967, có vợ nhưng không có con nên vợ chồng ông Thiện xin một đứa con nuôi.
“Cô Minh Tâm” là đàn ông và đă có vợ Ông Thiện là con thứ 11 trong gia đ́nh, bà con lối xóm thường gọi là cậu Mười Hai, theo cách gọi phổ biến của người dân Nam bộ.
Theo lời giải thích của ông Thiện, từ nhỏ ông đă ham mê tu hành, 30 năm trước đột nhiên bị một cơn bạo bệnh kéo dài suốt 10 năm, gia đ́nh đưa đi khắp các bệnh viện chạy chữa nhưng không khỏi, đến lúc bác sĩ "chê" th́ đưa về nhà nằm chờ chết.
Nhưng ông thoi thóp cầm cự với cơn bệnh ngặt nghèo thêm một thời gian, suốt ngày ăn chay niệm Phật mà… tự nhiên khỏi bệnh. Sau khi hết bệnh, ông Thiện tự nhiên… chuyển thành phụ nữ, giọng nói eo éo, ăn mặc quần áo phụ nữ, lập tịnh thất Minh Tâm, sau đó thành lập “Nhà thờ cửu huyền trăm kiến họ”, hàng tháng mời gọi nhiều người ở các tỉnh khác đến cúng bái, ca hát nhảy múa. Ông Thiện khẳng định từ nhỏ đến lớn chỉ cư ngụ ở tổ 16 ấp 6 xă Phú An cùng cha mẹ, nhưng một cán bộ của Văn pḥng UBND xă Phú An cho hay, trước đây ông Thiện từng hoạt động tu hành trái phép ở cù lao Tân Phong (xă Tân Phong, huyện Cai Lậy) và bị chính quyền địa phương cấm hoạt động nên chạy về nhà cha mẹ ở ấp 6 lập nhà thờ trăm họ tiếp tục những hoạt động tu hành, lễ bái không giống ai.
Tṛ chuyện với chúng tôi, “cô Minh Tâm” Nguyễn Văn Thiện luôn miệng cho rằng ḿnh hoạt động tu hành, ngôi tịnh thất và nhà thờ trăm họ đều có giấy tờ hợp pháp. Nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương không đồng ư, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Khi chúng tôi đề nghị cho xem các giấy tờ chứng minh hoạt động hợp pháp, người này lục túi lấy ra mấy tấm thẻ, gồm thẻ Hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do… Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau cấp năm 2003, một thẻ mang tên Nguyễn Văn Thiện. Ngoài ra có một thẻ hội viên Hội người cao tuổi được cấp năm 1999 với tên Nguyễn Văn Thiện- Minh Tâm gắn ảnh ông Thiện thắt cà vạt, mang kính râm. Những tấm thẻ này hết hạn sử dụng từ đời tám hoánh và không liên quan ǵ đến hoạt động tôn giáo.
Thượng tá Phạm Văn Ṭng, Phó Trưởng Công an huyện Cai Lậy cho biết, việc tụ tập đông người trái pháp luật của ông Thiện đă bị công an huyện phối hợp công an xă, lập biên bản. Sau đó đă mời ông Thiện đến xă giải quyết vụ việc, xử phạt hành chính 1,5 triệu, buộc viết cam kết không tiếp tục vi phạm.
Công an huyện cũng đă phối hợp, hướng dẫn công an xă mở hồ sơ quản lư đối tượng Thiện theo Nghị định 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo Xa lộ pháp luật