Bốn mươi năm trước, Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam sau khi các cuộc xung đột diễn ra trong một thời gian dài và cuối cùng kết thúc cay đắng với 58,200 binh sĩ Mỹ tử trận. Hồi tuần trước, trong một bước tiến mang tinh thần ḥa giải đáng chú ư, Tổng thống Obama đă tiếp đón Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, tại Nhà Trắng ở Washington, D.C.
“Cuộc gặp này cho thấy sự tiến triển ổn định và tăng cường các mối quan hệ giữa hai nước chúng ta”, ông Obama nói sau cuộc gặp với ông Sang.
Với một cái gật đầu đồng ư bỏ lại phía sau “lịch sử cực kỳ phức tạp” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam đă thiết lập “sự tôn trọng cũng như sự tin tưởng lẫn nhau và điều này cho phép chúng tôi công bố tiến đến mối quan hệ đối tác toàn diện”.
Chủ tịch CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 25 tháng Bảy, 2013.
Tổng thống cho biết việc này “sẽ cho phép hai nước hợp tác chặc chẽ hơn nữa trên một loạt các vấn đề từ thương mại đến quân sự, những công việc đa phương như như cứu trợ thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục”.
Đáp lại, Chủ tịch Sang cho biết “Tổng thống Obama và tôi đă có một cuộc thảo luận thẳng thắn, cởi mở, hữu ích và xây dựng”.
V́ vậy, ông khẳng định thêm rằng “đây là thời gian để thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện” bao gồm “các mối quan hệ chính trị, khoa học và công nghệ, giáo dục, quốc pḥng, di sản chiến tranh, môi trường, cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhân quyền, và Biển Đông”.
Trước đó, Ngoại trưởng John Kerry đă đón tiếp Chủ tịch Sang trong một bữa tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nhớ lại rằng khi ông ấy c̣n phục vụ trong “hải quân nước nâu [tức vùng Sông Mêkông]” ở đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1969, th́ ông Sang là một lănh đạo du kích phía Nam Sài G̣n. Sau đó ông Kerry cho biết thêm rằng ông Sang đă được đưa vào hệ thống để trở thành Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cùng thời gian ông (Kerry) được bầu vào Thượng viện. Ông Kerry gọi là đó là những sự kiện “tương tự rất thú vị”.
Việc ḥa giải từ phía Hoa Kỳ đối với Việt Nam có tiền lệ từ thời điểm sau Đệ nhị Thế chiến, khi Hoa Kỳ ḥa giải với Đức và Nhật Bản – với một sự khác biệt nội tại. Điểm khác biệt là Hoa Kỳ và các nước đồng minh đă đánh bại Đức và Nhật Bản, ngược lại Việt Nam th́ đánh đuổi Hoa Kỳ ra khỏi nước này.
Trong mối quan hệ phát triển này, những động cơ để hai nước tiến gần với nhau ngày nay có thể được tóm gọn trong một từ: Trung Quốc.
Trong lịch sử, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc gần như chưa bao giờ tránh khỏi các cuộc xung đột, đặc biệt khi nước láng giềng phương Bắc này ngày càng ra vẻ hung hăng. Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực của Washington nhằm đối trọng lại với một nước Trung Quốc đăng lên.
Tuy nhiên, có một nhược điểm nghiêm trọng: Hoa Kỳ và Việt Nam có sự khác biệt sâu sắc về các vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Chính phủ ở Washington, bất kể Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng ḥa nắm quyền, đều công khai chỉ trích chính phủ Cộng sản ở Hà Nội đưa ra các chính sách khắc nghiệt đối với các nhân vật bất đồng chính kiến, cũng như không cho phép tự do chính trị tồn tại và kiểm soát chặt chẽ các nhóm tôn giáo.
Việc chữa lành vết thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu từ năm 1991 khi Tổng thống George Bush đưa ra một “lộ tŕnh”. Từ đó đă dẫn đến mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995 khi đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên được đưa đến Hà Nội, Douglas “Pete” Peterson, một phi công chiến đấu của Không quân từng bị bắn rơi trong thời gian chiến tranh và bị giam sáu năm trong một nhà tù ở miền Bắc Việt Nam.
Một nhà lănh đạo trong phong trào khôi phục quan hệ với Việt Nam là Thượng Nghị sĩ John McCain (thuộc Đảng Cộng ḥa), một phi công hải quân cũng từng bị cộng sản bắn rơi, và đă bị giam cầm sáu năm trong một nhà tù ở Bắc Việt Nam.
Một người khác nhiệt t́nh ủng hộ mối quan hệ mới với Việt Nam là cựu Thượng Nghị sĩ James Webb (thuộc Đảng Dân chủ), từng là lính Thủy quân lục chiến và được trao huy chương Chữ thập Hải quân – danh hiệu cao hạng nh́ dành cho Thủy quân lục chiến, v́ sự dũng cảm của ông tại chiến trường Việt Nam. Ông được biết đến qua cuốn tiểu thuyết “Fields of Fire” nói về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cùng năm đó đại sứ quán giữa hai nước đă được trao đổi, Robert McNamara, bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, đă gặp Đại tướng Vơ Nguyên Giáp tại Hà Nội. Họ đă thảo luận về việc hai nước có thể làm ǵ để tránh một cuộc chiến tranh thảm khốc trong quá khứ.
Trong những năm sau đó, Tổng thống Clinton và Tổng thống Bush cũng đă đến Việt Nam. Sau đó có một số ngoại trưởng, bao gồm Colin Powell – người cũng đă từng phục vụ trong quân ngũ trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Một số bộ trưởng quốc pḥng, các tướng lĩnh bốn sao và các đô đốc cũng đă có các chuyến thăm đến Việt Nam để trao đổi với những quan chức nước này.
Các tàu chiến Hải quân và Không quân Hoa Kỳ cũng đă từng nhiều lần ghé thăm các cảng ở Việt Nam cùng với các nhiệm vụ nhân đạo. Việt Nam đă mở lại cảng nổi tiếng tại Vịnh Cam Ranh để sửa chữa cho các tàu nước ngoài. Sĩ quan Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đă khai thác các cơ hội nhằm t́m kiếm sự đồng thuận trong việc diễn tập quân sự chung với nhau.
Chủ tịch Việt Nam đầu tiên được chào đón vào Nhà Trắng là ông Nguyễn Minh Triết, người đứng đầu một phái đoàn hồi năm 2007 cùng các Bộ trưởng đến thăm Hoa Kỳ nhằm t́m kiếm các cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư. Chủ tịch Sang là người thứ hai chính thức thăm Nhà Trắng. Ông nói rằng ông đă ngỏ lời mời Tổng thống Obama thăm Việt Nam và cho biết ông Obama sẽ cố gắng làm điều đó trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2016.
Richard Halloran,
Honolulu Civil Beat
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC