07-31-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Nga sắp bàn giao tàu sân bay cho Ấn Độ
Tàu sân bay do Nga chế tạo cho Hải quân Ấn Độ - Vikramaditya vừa được tiến hành thử nghiệm động cơ thành công trong giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm trên biển lần cuối ở Biển Trắng. Thông tin trên vừa được xưởng đóng tàu Sevmash đưa ra hôm qua (30/7).
Được biết, các cuộc thử nghiệm gần đây chủ yếu tập trung vào hệ thống lực đẩy của tàu.
Trả lời phỏng vấn hăng tin RIA Novosti, đại diện của xưởng đóng tàu Sevmash cho biết.“Tàu cho thấy hiệu suất tốt khi thử nghiệm ở những tốc độ khác nhau. Vào hôm Chủ nhật vừa qua, Vikramaditya đă đạt tốc độ tối đa 29,2 hải lư".
Sau khi vượt qua giai đoạn thử nghiệm động cơ, Vikramaditya sẽ di chuyển tới vùng biển Barents để thử nghiệm các hoạt động của máy bay trên sàn tàu. Được biết, một số tiêm kích MiG-29K và máy bay trực thăng sẽ được sử dụng cho thử nghiệm này.
Toàn bộ kết quả của cuộc thử nghiệm lần cuối sẽ được phía Nga báo cho Ấn Độ vào ngày 15/10 tới. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, hai bên sẽ thống nhất chính xác thời điểm bàn giao, dự tính vào mùa thu năm nay.
Hợp đồng mua tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Nga đă khiến cho Ấn Độ và Nga gặp nhiều khúc mắc, sau khi hàng loạt sự cố xảy ra khiến con tàu không được chuyển giao đúng hạn và chi phí hợp đồng bị đẩy lên hơn gấp đôi.
Theo RIA Novosti, bản hợp đồng mua hàng không mẫu hạm này được kư kết vào năm 2004 và thời hạn giao tàu là năm 2008. Tuy nhiên việc bàn giao đă bị tŕ hoăn đến ba lần khiến bản hợp đồng ban đầu trị giá 947 triệu USD đă bị đội lên đến 2,3 tỉ USD và cho tới nay, 5 năm sau hạn chót quy định trong thỏa thuận ban đầu, tàu vẫn chưa được bàn giao cho Ấn Độ.
Lần gần đây nhất được lên kế hoạch bàn giao tàu Vikramaditya là vào ngày 4/12/2012. Tuy nhiên, trong chuyến đi thử nghiệm vào cuối tháng 9/2012, kế hoạch này phải bị hủy bỏ do phát hiện lỗi nghiêm trọng ở các nồi hơi của hệ thống phát điện với nguyên nhân là dùng gạch chịu lửa sản xuất từ Trung Quốc, khiến tàu không thể đạt được tốc độ tối đa.
Đan Khanh - (theo RIA)
|
|
|